Friday, December 9, 2022

54- Gặp Gỡ Bồ-Tát Trí Tuệ

 SƯ TỬ TUYẾT BỜM XANH

*

Văn Thù Bồ Tát (Nguồn Hình : >> VIETBUDDHISM.COM > trang 131)
*
 Gặp gỡ Bồ-tát trí tuệ

    Yahden Tulku là tái sinh của một Lạt-ma Tây Tạngtrở lại trần gian để hoàn thành việc tu họcTrong đời trước, ông đã thông thạo kinh điển Ấn ĐộTây Tạng và đã được điểm đạo. Bây giời ông theo học môt vị đạo sư để tiến thêm một bước nữa trên đường đạo.

    Khi nhập diệtvị đạo sư nọ để lại cho ông môt cuốn bí lục (50) và môt bản đồ chỉ đường đến một ngọn núi với năm đỉnh cao miền Tây Trung Quốc. Ngọn núi này là Ngũ Đài Sơn (33), được xem là trú xứ của Bồ-tát Văn-thù,(16) vị Bồ-tát chủ trí tuệ. Văn-thù có hàng ngàn tên và ngài cầm lưỡi kiếm bén cắt màn tối của vô minh. Người ta nói rằng, ai thành khẩn đến Ngũ Đài Sơn thế nào cũng gặp ngài, trong một dạng hình nhất định, đó là điều chắc chắn.

    Tuy thế chỉ có những người có căn cơ, với cặp mắt trong sáng, mới nhận ra được Văn-thù. Vì thế Yahden trên đường đi Trung Quốc, luôn luôn thiền định và chính niệmNếu không thiền định thì ông cũng đọc danh hiệu của Văn-thù hàng nghìn lần.

    Sau sáu tháng, Yahden Tulku mới tới Ngũ Đài Sơn. Sau đó ông leo 108 bực thang để lên tới đền thờ đức Văn-thù trên đỉnh núi. 

    Ba con chim đậu trên bảo tháp trắng như tuyết thờ tóc Văn-thù. Chim kêu réo đòi thức ănxung quanh không một bóng người. 

    Trên đỉnh núi hầu như tĩnh lặng, không có dấu hiệu nào của thiên giới, vị Lạt-ma miệng tụng niệm từ từ leo lên đỉnh.

     Trên cao, một con chó già nằm phơi nắng. Nó đã quá già. Không còn đủ sức để sủa. Mái điện thếp vàng chói ánh mặt trời vào mắt Yahden như một tấm gương. Ông nhìn xuống bàn chân mình đã sưng lên vì cuộc hành trình

    Trong điện bỗng vang lên ba tiếng chuông, có một vị đệ tử nào của Văn-thù vừa đánh lên. Như được tiếp thêm sức mạnh. Yahden lại tiếp tục leo lên. 

    Khi sắp lên bậc cuối cùng bỗng một người ăn xin cụt chân xuất hiện. Lão nhìn Yahden bằng cặp mắt đầy gân máu, bò xuống bậc thang và thò tay ra xin bố thí.

     “Đáng tôn thờ thay, cái duy nhất trong thiên hình vạn trạng”, lão ăn xin nói, nhưng xem ra lão không hiểu mình nói gì. Yahden vội lấy một ít thức ăn trong túi cho lão. Ông thấy một nụ cười rạng rỡ trên nét mặt người ăn xin mà từ ngày thầy mất đến giờ ông chưa thấy lại.     “Đáng tôn thờ thay, cái duy nhất trong thiên hình vạn trạng và cái thiên hình vạn trạng trong cái duy nhất. Thứ nhỏ mọn này ta không cần đâu”, người ăn xin kêu lớn và vẫn cười rạng rỡ, nụ cười làm vị Lạt-ma bỗng tràn đầy hi vọng và tin tưởng. “Ta không can thứ nhỏ mọn này, ta cần tâm thức trọn vẹn của ngươi”.

    Bây giờ thì Yahden biết rõ ai trước mặt mình. Trong phút giây đó thì hiện thân của Văn-thù đã biến mất. 

    Yahden nhìn quanh và nhảy từng bực thềm. Một lần nữa chuông điện lại gióng lên 108 tiếng.  Yahden không biết làm gì hơn là quì lạy bay nhiêu lần trước tượng thờ Văn-thù. Trên mái điện chim kêu chiêm chiếp như muốn cười nhạo Yahden.

  • Tác giả : Surya Das
  • Dịch giả : Nguyễn Tường Bách

Nguồn: https://thuvienhoasen.org/a15207/su-tu-tuyet-bom-xanh-the-snow-lion-s-turquoise-mane-surya-das-nguyen-tuong-bach-dich 

*

PHỤ CHÚ:

(16) Văn-thù (Manjusri): Bồ-tát tượng trưng cho trí tuệ, một trong những vị Bồ-tát quan trọng của Phật giáo. Lần đầu tiên được nhắc đến trong tác phẩm Ayamanjusrimulakalpa thuộc thế kỷ IV. Tranh tượng trình bày Văn-thù với lưỡi kiếm và kinh Bát-nhã Ba-la-mật. Người ta xem đó là biểu tượng trí tuệ phá đêm tối của vô minh. Ngài được xưng tán trước khi hành giả nghiên cứu kinh điển, nhất là kinh điển thuộc Trung Luận tông. Ngài tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ. Ngài cũng xuất hiện dưới dạng phẫn nộ, có tên là Yamantaka (Kẻ chiến thắng thần chết), có dạng vị thần đầu bò. Đây là dạng thần bảo hộ Yidam quan trọng của Gelugpa. Trong Phật giáo Tây Tạng, các vị luận sư xuất sắc như Tsongkhapa thường được xem là một hiện thân của Văn-thù.

(33) Ngũ Đài Sơn: Một trong bốn ngọn núi thiêng liêng tại trung quốc, trú xứ của Bồ-tát Văn-thù. Ba ngọn kia là Phổ Đà Sơn của Quán Thế Âm, Nga Mi Sơn của Phổ Hiền, và Cửu Hoa Sơn của Địa Tạng.

(50) Bí lục (terma): Trong Phật giáo Tây Tạng, terma là Kinh sách của thế kỷ thứ VIII vào thời kỳ mới truyền bá Phật pháp, phải giấu kín để được khám phá lúc cơ duyên chín muồi. Người khám phá ra Kinh sách đó gọi là terton, có trách nhiệm truyền bá và giải thích. Đặc biệt trong dòng Nyingmapa, mọi người rất tin tưởng terma. Việc cất giữ Kinh sách ở chỗ bí mật thật ra là truyền thống Ấn Độ. Người ta còn kể lại rằng Long Thọ nhận Kinh điển từ Long vương (Naga) trao cho. Tông phái có nhiều terma nhất là Nyingmapa, mà phần quan trọng nhất là do Liên Hoa Sinh và Yeshe Tsogyal truyền lại. Các bí lục này không chỉ gồm giáo pháp từ Ấn Độ, mà của cả xứ Orgyen. Theo tương truyền, Liên Hoa Sinh giấu ở 108 chỗ tại Tây Tạng. Một trong những bí lục quan trọng ấy kể về cuộc đời Liên Hoa Sinh, và bộ Tử thư. Ngoài ra còn có những tài liệu về thiên văn và y học. Khoảng giữa thế kỷ 10 và 14, nhiều vị nhận được khải thị tìm được terma, thường thường là khải thị trong giấc mộng hoặc linh ảnh. Các vị đó có trách nhiệm tìm kiếm, xếp đặt, và luận giải thêm. Trong trường phái Nyingmapa, các vị terton được trọng thị, nhất là năm vị “vua tìm báu vật”, trong đó có Orgyan Pema Lingpa (1445-1521). Có khi một terma vừa được tìm ra thì phải giấu trở lại vì chưa đến lúc công bố. Các terma đó được gọi là “của báu phải giấu hai lần”.

*



*

Nhạc Chú Đại Bi Tiếng Phạn

Source >> https://youtu.be/CYh-VBNMAU4



*