Source: https://youtu.be/9Y4uWPIZbHk
More: http://doanthanhthuy.blogspot.com/2012/03/high-mountain-and-running-river.html
More: http://doanthanhthuy.blogspot.com/2012/03/high-mountain-and-running-river.html
"High Mountain and Running River"
Tích Bá Nha - Tử Kỳ (vẽ trên đĩa sứ cổ)
Tử Kỳ ( Ngồi nghe đàn trên núi )
Bá Nha ( Ngồi gảy đàn trên thuyền dưới bến sông)
Cao
sơn lưu thủy (高山流水) -
Bá Nha & Tử Kỳ
Cao
sơn lưu thủy gắn liền với điển tích Sở Bá Nha - Chung Tử Kì. Tương truyền, hơn
hai nghìn năm trước Bá Nha hay đàn bản Cao sơn lưu thủy, nhưng chỉ có một mình
Chung Tử Kì biết thưởng thức. Một lần Bá Nha gảy đàn, chí tại non cao, Tử Kì
liền bảo Thiện tại hồ cổ cầm, nguy nguy hồ nhược Thái Sơn (Đánh đàn hay thay, vòi
vọi tựa Thái Sơn). Bá Nha chí tại vực sâu, Tử Kì nhận ngay ra rằng Đăng đăng hồ
nhược lưu thủy (Cuồn cuộn như nước chảy).
Khi Tử Kì lâm bệnh chết, Bá Nha chỉ gẩy đàn thêm một lần duy nhất trước mộ
người tri âm rồi đập đàn vào tảng đá, không bao giờ cầm đến cây đàn nữa.
Bản Cao sơn lưu thủy lưu truyền ngày nay chủ yếu là bản do Xuyên Phái đời Thanh
gia công và phát triển, được Đường Di Minh đời nhà Thanh ghi lại trong Thiên
văn các cầm phổ (năm 1876). Ông đã hết sức phát huy các thủ pháp cổn, phất,xước, chú, khiến hình tượng núi cao, nước chảy thêm rạng rỡ, nên mới có danh
xưng Thất thập nhị cổn phất lưu thủy.
Bản nhạc này được phân thành 9 đoạn và một vĩ thanh, cụ thể là 4 bộ phận lớn:
khởi, thừa, chuyển hợp. Phần khởi (đoạn 1 đến đoạn 3), thông qua giai điệu thâm
trầm, hồn hậu, uyển chuyển và âm bội sáng rõ, đã biểu hiện được những cảnh
tượng kì diệu của núi cao trùng điệp, suối chảy khe sâu một cách rõ ràng, tươi
sáng.
Phần thừa (4 và 5), dàn trải không dứt, giai điệu đậm màu sắc ca hát, giống như
những giọt nước chảy trong khe suối tập hợp thành dòng nước mạnh. Phần chuyển
(6 và 7), nhờ vào khúc điệu có thứ tự bội âm đi xuống và âm giới của 5 thanh đi
lên, âm hóa với xung động mạnh, kết hợp với các thủ pháp cổn, phất, như một
dòng thác chảy ào ạt xuống, dồn vào sông biển cuộn trào sóng lớn. Phần hợp
(đoạn 8 và vĩ thanh), vận dụng một phần âm điệu của phần thừa và phần chuyển
tạo thành hiệu quả hô ứng, tạo nên dư âm như sóng trào trên sông biển, khiến
người nghe có thể cảm nhận dư vị hết sức ngỡ ngàng, thú vị.
Thời nhà Đường, Cao sơn lưu thủy phân ra thành hai khúc, không phân đoạn. Đến
thời Tống lại phân cao sơn thành 4 đoạn, lưu thủy thành 8 đoạn, thiên về lưu
thủy, khiến cho người nghe có cảm giác biển lớn đang vỗ sóng bên tai, âm vang
mãi không thôi.
Lưu thủy hữu tình
Lắng nghe khúc nhạc, nếu thật sự không nhập tâm và tinh tế thì chúng ta không
thể thấy hết cái hay cái đẹp của nó. Khúc nhạc bắt đầu bằng những thanh âm nhẹ
nhàng và chậm rãi. Tiếng đàn đưa ta đến một không gian cao, rộng và thoáng đãng
và mơ màng. Ta như thấy lại hình ảnh Bá Nha năm nào đang đưa người theo điệu
nhạc, đôi mắt nhắm lại và mơ về một nơi xa nào đó. Chỉ có đôi tay người nghệ sĩ
lướt nhẹ trên phím đàn khi trầm khi bổng, dặt dìu, êm ái. Xung quanh là con
sông chảy hiền hòa ôm vào lòng nó những dãy núi mù sương... Có lẽ đây là không
gian mà ta gọi là Cao sơn.
Rồi bỗng nhiên, nhịp đàn nhanh dần, réo rắt những dịp dồn dập nhau. Tưởng chừng
như cả trái tim người nghệ sĩ cũng rung lên với nhịp thở gấp gáp. Ta lại như
thấy mình giữa một khung cảnh sơn thủy hữu tình, một ngọn núi xa xa, một dòng
thác chảy mạnh mẽ. Dòng nước cuộn sóng tung bọt trắng xóa. Con nước chảy từ
trên cao hòa mình vào dòng nước lớn. Khung cảnh ấy có thể hình dung là lưu
thủy. Kết lại bản nhạc vẫn là những điệu âm réo rắt rồi nhỏ dần nhỏ dần như
dòng chảy đang dần về một nơi xa lắm.
Bản nhạc không chỉ hay ở giai điệu mà còn đẹp như một bức tranh hữu tình. Đôi
khi giữa dòng đời hối hả, dành ra một khoảng để lắng nghe Cao sơn lưu thủy, ta
lại thấy tiếng đàn như rót vào tim những thanh âm trong trẻo nhất. Một chút gì
đó hoàn toàn thanh khiết không vướng bụi trần. Đó là tinh hoa của trời đất, của
tình người tri cố, của những tâm hồn cô độc tìm thấy nhau giữa cuộc đời nhiều
oan trái. Để rồi mỗi sáng thức dậy sẽ lại thấy lòng mình thanh thản và nhẹ
tênh. Và lại thấy như có tiếng đàn vẫn réo rắt, du dương ngay trong chính tâm
hồn mình...
Suu Tam
Sự tích Bá
Nha
Tương truyền một năm nọ, Bá Nha phụng chỉ vua Tấn đi sứ qua nước
Sở. Trên đường trở về đến sông Hán, gặp đêm trung thu trăng
thanh gió mát, ông lệnh cho quân lính dừng thuyền uống rượu thưởng nguyệt. Cao
hứng mang đàn ra gảy nhưng bản đàn chưa dứt đã bị đứt dây. Nào ngờ nơi núi cao
sông dài này dường như có người biết nghe đàn, lại cũng ngờ thích khách, Bá Nha truyền quân lên bờ đi tìm thì vừa hay có tiếng chàng
trai nói vọng xuống, rằng mình là một tiều phu, thấy khúc đàn hay quá nên dừng
chân nghe. Bá Nha có ý nghi hoặc sao một người đốn củi lại biết nghe đàn, nhưng
khi chàng trai đối đáp trôi chảy, thậm chí biết ró bản đàn Bá Nha vừa gảy thì
ông không còn mảy may ngờ vực nữa, bèn mời xuống thuyền đàm đạo. Trên thuyền,
Bá Nha gảy khúc nhạc Cao sơn Lưu thủy, người tiều phu rung cảm sâu sắc, cao đàm
khoát luận, khiến Bá Nha khâm phục hết mực.
Chàng trai trẻ đó chính là Tử Kỳ (Chung Tử Kỳ), một danh sĩ ẩn dật, đốn củi bến sông để được sớm tối phụng dưỡng mẹ cha già yếu. Được người tri âm, thấu cảm ngón đàn cũng là tấm chân tình của mình, Bá Nha có ý mời Tử Kỳ rời non cao rừng thẳm về kinh cùng mình để sớm hôm đàm đạo và vui hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng Tử Kỳ thoái thác vì việc hiếu. Quan sự không thể chần chừ, Bá Nha đành phải xuôi thuyền về kinh, không quên hẹn Tử Kỳ tại chốn này một ngày nọ ông sẽ trở lại đón cả gia quyến Tử Kỳ về với mình.
Mùa thu năm sau Bá Nha trở lại bến sông xưa, nhưng không còn gặp Tử Kỳ được nữa. Chàng tiều phu này đã mất trong một cơn bạo bệnh. Tương truyền, trước khi chết Tử Kỳ còn trăng trối phải chôn chàng nơi bến sông Hán Dương, cạnh núi Mã Yên, để giữ lời hẹn với Bá Nha. Bá Nha tìm đến mộ Tử Kỳ, bày đồ tế lễ, sầu thảm khóc gảy một bản nhạc ai điếu. Đàn xong, ông đập đàn vào đá, thề trọn đời không đàn nữa vì biết mình từ nay vĩnh viễn không còn bạn tri âm[2].
Chàng trai trẻ đó chính là Tử Kỳ (Chung Tử Kỳ), một danh sĩ ẩn dật, đốn củi bến sông để được sớm tối phụng dưỡng mẹ cha già yếu. Được người tri âm, thấu cảm ngón đàn cũng là tấm chân tình của mình, Bá Nha có ý mời Tử Kỳ rời non cao rừng thẳm về kinh cùng mình để sớm hôm đàm đạo và vui hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng Tử Kỳ thoái thác vì việc hiếu. Quan sự không thể chần chừ, Bá Nha đành phải xuôi thuyền về kinh, không quên hẹn Tử Kỳ tại chốn này một ngày nọ ông sẽ trở lại đón cả gia quyến Tử Kỳ về với mình.
Mùa thu năm sau Bá Nha trở lại bến sông xưa, nhưng không còn gặp Tử Kỳ được nữa. Chàng tiều phu này đã mất trong một cơn bạo bệnh. Tương truyền, trước khi chết Tử Kỳ còn trăng trối phải chôn chàng nơi bến sông Hán Dương, cạnh núi Mã Yên, để giữ lời hẹn với Bá Nha. Bá Nha tìm đến mộ Tử Kỳ, bày đồ tế lễ, sầu thảm khóc gảy một bản nhạc ai điếu. Đàn xong, ông đập đàn vào đá, thề trọn đời không đàn nữa vì biết mình từ nay vĩnh viễn không còn bạn tri âm[2].
Khúc Cao sơn Lưu thủy (高山流水), một trong 10 bản nhạc lừng danh thuộc thập đại danh
khúc cổ nhạc Trung Hoa về
sau, gắn liền với câu chuyện về tình bạn tri kỷ và sự tương thông sâu sắc giữa
Bá Nha và Tử Kỳ. Cao sơn Lưu thủy tương truyền là bản đàn Bá Nha sinh thời hay
tấu, nhưng chỉ Tử Kỳ thụ cảm được. Điển tích "cao sơn" (núi cao) và
"lưu thủy" (nước chảy) này được Liệt Ngự Khấu người nước Trịnh trong
"Thang vấn" sách Liệt Tử đời Xuân Thu Chiến Quốc ghi
lại rằng:
Bá Nha chơi đàn tuyệt hay, Chung Tử Kỳ nghe đàn càng giỏi. Bá Nha chơi đàn, chí tại núi cao, Chung Tử Kỳ nói: "Hay thay! vời vợi tựa Thái sơn" (Thiện tại hồ cổ cầm, ngụy ngụy hồ nhược Thái sơn). Chí để nơi dòng nước chảy, Chung Tử Kỳ nói: "Hay thay! mênh mang như sông nước" (Thiện tại hồ cổ cầm, đãng đãng hồ nhược lưu thủy). Bất luận là chí tại cao sơn hay chí tại lưu thuỷ, Bá Nha trong mỗi khúc nhạc đều biểu hiện chủ đề hoặc tư tưởng của mình, nhờ đó Chung Tử Kỳ có thể lĩnh hội được ý tứ đó. Nghe nhạc vốn dĩ là cảm cái khúc ý mà người chơi gửi gắm, đạo lý này vốn dĩ đă có từ ngàn xưa vậy.
Một ngày, Bá Nha cùng Chung Tử Kỳ chơi núi Thái sơn, gặp trời mưa to, hai người dừng lại dưới một mỏm núi đá. Bá Nha trong tâm phiền muộn bèn tấu một khúc nhạc. Khúc nhạc ban đầu biểu hiện cảnh mưa rơi xuống một dòng suối trên núi, tiếp đó khúc nhạc mô phỏng âm thanh của nước lên cuồn cuộn cùng đất đá đổ nát. Mỗi khúc nhạc vừa hoàn thành, Chung Tử Kỳ đều ngay lập tức nói ngay được ý tứ mỗi bài. Bá Nha thấy thế bỏ đàn mà rằng: "Giỏi thay! Các hạ có thể nghe thấu cái chí thú trong khúc nhạc, ý của các hạ cũng là ý của ta vậy". Từ đó hai người trở thành một cặp nhân sinh tri kỷ mà đời sau vẫn ca ngợi.[1]
Bá Nha chơi đàn tuyệt hay, Chung Tử Kỳ nghe đàn càng giỏi. Bá Nha chơi đàn, chí tại núi cao, Chung Tử Kỳ nói: "Hay thay! vời vợi tựa Thái sơn" (Thiện tại hồ cổ cầm, ngụy ngụy hồ nhược Thái sơn). Chí để nơi dòng nước chảy, Chung Tử Kỳ nói: "Hay thay! mênh mang như sông nước" (Thiện tại hồ cổ cầm, đãng đãng hồ nhược lưu thủy). Bất luận là chí tại cao sơn hay chí tại lưu thuỷ, Bá Nha trong mỗi khúc nhạc đều biểu hiện chủ đề hoặc tư tưởng của mình, nhờ đó Chung Tử Kỳ có thể lĩnh hội được ý tứ đó. Nghe nhạc vốn dĩ là cảm cái khúc ý mà người chơi gửi gắm, đạo lý này vốn dĩ đă có từ ngàn xưa vậy.
Một ngày, Bá Nha cùng Chung Tử Kỳ chơi núi Thái sơn, gặp trời mưa to, hai người dừng lại dưới một mỏm núi đá. Bá Nha trong tâm phiền muộn bèn tấu một khúc nhạc. Khúc nhạc ban đầu biểu hiện cảnh mưa rơi xuống một dòng suối trên núi, tiếp đó khúc nhạc mô phỏng âm thanh của nước lên cuồn cuộn cùng đất đá đổ nát. Mỗi khúc nhạc vừa hoàn thành, Chung Tử Kỳ đều ngay lập tức nói ngay được ý tứ mỗi bài. Bá Nha thấy thế bỏ đàn mà rằng: "Giỏi thay! Các hạ có thể nghe thấu cái chí thú trong khúc nhạc, ý của các hạ cũng là ý của ta vậy". Từ đó hai người trở thành một cặp nhân sinh tri kỷ mà đời sau vẫn ca ngợi.[1]
Lã thị Xuân Thu cũng
kể lại câu chuyện Bá Nha, Tử Kỳ tương tự như Liệt Tử, nhưng khác
chút về kết cục, rằng sau khi Chung Tử Kỳ chết, Bá Nha quẳng đàn, dứt
dây đến tận cuối đời không chơi đàn; từ đó trên nhân thế không có ai có thể gọi
là cầm giả nữa.
Sau sách Liệt Tử và Lã thị Xuân Thu, đời Tây Hán có Hàn Thi ngoại truyện, Hoài Nam Tử, Thuyết uyển; đời Đông Hán có Phong tục thông nghĩa, Cầm tháo, Âm phổ giải đề v.v. đều viện dẫn câu chuyện này.[1]
Sau sách Liệt Tử và Lã thị Xuân Thu, đời Tây Hán có Hàn Thi ngoại truyện, Hoài Nam Tử, Thuyết uyển; đời Đông Hán có Phong tục thông nghĩa, Cầm tháo, Âm phổ giải đề v.v. đều viện dẫn câu chuyện này.[1]
Điển
cố văn học
Tình bạn tri âm Bá Nha, Tử Kỳ còn được người đời sau nhắc lại,
ngợi ca trong nhiều tác phẩm văn học (điển cố tri âm, nước
non, hay lưu thủy cao sơn). Trong văn học
trung đại Việt Nam, tác phẩm Đoạn trường tân thanh của
thi hào Nguyễn Du, tại trường đoạn khi Kim
Trọng yêu cầu Thúy
Kiều gảy đàn cho nghe, có những câu nhắc đến tích này:
Rằng "Nghe nổi tiếng
cầm đài,
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ.
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ.
Hay trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu:
Than rằng lưu thủy cao san
Ngày nào nghe đặng tiếng đàn tri âm
Ngày nào nghe đặng tiếng đàn tri âm
Thuy Doan sưu tầm trên Internet