HÀNG XÓM
Cứ mỗi buổi chiều vào lúc 5 giờ là Ông Linh có thói quen đi ra công viên để tập thể dục. Dãy nhà của Ông quay về hướng Tây nên mặt trời vẫn còn phủ lên cái cái sân đậu xe của Ông và của anh hàng xóm Anthony, một tấm bạt màu vàng nhạt có nhiều lỗ hổng to tướng. Mặt trời tháng sáu đỏ ối nằm giữa hai cháng cây bự bên kia đường như đang nhìn trộm xe cộ, nhà cửa bên này. Đi ngang qua nhà người hàng xóm, Ông thấy Anthony đang cặm cuị rửa xe, một tay cầm cái vòi xịt nước, một tay cầm cái giẻ, lau chuì tấm kiến trước của cái xe Camry màu đỏ mà Ông thấy vợ của Anthony thường lái.
Lần đầu nói chuyện với Anthony, nghe tiếng nói của Anthony chỗ mạnh, chỗ nhẹ không giống cái giọng trầm bổng của người Mỹ nên Ông Linh tò mò hỏi. “Ê, Anthony, hình như anh không phải người Mỹ, anh từ đâu tới?” Và qua cái lần nói chuyện đó, Ông Linh biết được anh chàng hàng xóm là người Hòa Lan, khoảng 45 tuổi và đang làm kỹ sư phần mềm cho hảng Symantec, cùng một hảng với thằng con lớn. Ông còn biết thằng Anthony có con vợ người Mễ, có nước da ngăm ngăm đen, có cặp mắt to, đen như mắt bò. Hai vợ chồng Anthony có một đứa con nhỏ, tuổi biết đi chập chững.Ông Linh dừng lại chào Anthony và nói :
_ Ê, Anthony, hình như anh rửa lộn cái xe rồi. Anh phải rửa cái xe Celica kia mới phải. Vừa nói, Ông Linh vừa đưa tay chỉ cái xe hai chổ ngồi đang đậu ở lề đường trước nhà. Cái xe có màu xám cũ rích, cũ rác, móp méo lung tung, phủ đầy bụi, trông giống như cái xe bị bệnh đậu mùa bởi những giọt mưa rào.
Anthony thoáng giật mình, dừng tay nhìn cái xe và nhìn Ông hàng xóm, Anthony vừa nói, vừa nhúng tấm giẻ vào sô nước xà phòng và lau chùi trên cái trim xe, để lộ ra cái màu bạc, bóng loáng của cái niền xe.
-Xe này của tôi mà. Lộn thế nào được. Ngày nào tôi cũng thấy nó, chăm sóc nó, tắm rửa nó.
-Ý tôi muốn nói cái xe này của vợ anh, không phải của anh. Tại sao anh không rửa cái xe Celica kia của anh, mà anh lại rửa cái xe camry của vợ. Lộn rồi chớ còn gì nữa, Ông Linh vừa nói vừa cười. Ông Linh chỉ thấy anh chàng Anthony rửa xe cho vợ thôi, chã bao giờ thấy anh ta săn sóc đến cái xe Celica, rách nát, bụi bặm của mình.
Có cái gì đó không công bằng trong đời sống hai vợ chồng ở Mỹ. Nhìn thấy hai cái xe của một cặp vợ chồng thì thấy ngay sự bất công bằng này. Cũng như anh chàng Anthony hàng xóm, Ông Linh lái cái xe truck Toyota cũ rích, tróc sơn lung tung. Và Ông Linh cũng chỉ rửa xe cho vợ thôi, họa hoằn lắm Ông mới đem cái xe của mình ra rửa.
Rửa xe cho vợ cũng là một cách làm lành với vợ, Ông Linh tình cờ đã thấy cái chân lý đó. Ông Linh còn nhớ cách đây vài năm, hai vợ chồng Ông giận nhau, cải vã với nhau một trận lớn lắm, bởi vì Ông lấy một số tiền ra xài mà không cho bà Linh biết.
Ngồi trên cái băng ghế cao ở cái “khán đài”của công viên Meadow edenvale, Ông Linh nhìn thấy ánh nắng chia hai bãi cỏ, bên kia lằng ranh là sân vận động phủ bóng chiều tà và một bên là sân bóng chày phủ bóng tối. Nắng chiều như còn lưu luyến, chưa chịu rút lui vào đêm.
Trời bắt đầu lành lạnh như cái hôm Ông Linh rửa xe cho vợ. Ông mặc một cái áo vừa rách, vừa cũ, cặm cụi lau cái xe cho bà. Ông mở cái hood, rút cây thăm dầu quan sát, lau chùi năm bảy lần trên tấm giẻ, lại còn đưa lên mủi hửi hửi nữa để xem có mùi khét không. Bà Linh đứng trong nhà đang nấu ăn, bà nhìn qua cửa sổ nhà bếp, thấy Ông Linh đang chăm chỉ, rửa xe cho mình trong cái không khí lành lạnh của 6 giờ chiều, chăm chỉ đến nổi quên cả bóng tối, lại mặc cái áo may ô mỏng manh, nên đâm thương ngang ông chồng. Ông Linh nhận ra có một sự biến đổi nhanh chóng trong tâm hồn của bà qua cái giọng lớn tiếng: “Ba tụi bay chưa ăn, mà sao tụi bay ăn? Ra mời Ba vô ăn cơm”. Hai thằng con chưa kịp đi, thì Bà Linh đã hé cửa, thò cái đầu ra ngoài, gọi
lớn: “Anh Linh vô ăn cơm”.
Ông Linh thở ra nhẹ nhỏm. “Gớm! cả đời mới nghe trở lại cái giọng ngọt ngào xa xưa ấy”. Ông tin tối nay có thể làm lành với vợ. Ông cảm thấy có hơi ấm trong lòng chuyển động từ cổ xuống bụng. Dầu sao cái dịu dàng, đằm thắm của vợ trên giường cũng tốt hơn là hục hặc, cau có mà ông phải đối diện mấy tuần nay. Không có lần nào ông ngũ được bên bà vợ cằn nhằn, mặc dầu bà nằm im thin thít, làm bộ như chết. Không có nỗi sợ hãi nào cho người đàn bà bằng nỗi sợ hãi xe hư dọc đường. Và cũng không có người đàn bà nào không ưa thích có một người đàn ông biết cách chăm sóc cái cơ thể của mình và biết cách chăm sóc cái cơ thể của chiếc xe nữa. Biết như vậy nên Ông Linh cứ vài ngày lại đem cái xe của vợ ra lau chùi. Hình như từ ngày tự ý làm cái việc lau chùi xe cho vợ, ông Linh thấy vợ nhường nhịn mình hơn, nghiã là biết “ăn ở” với mình hơn.Thỉnh thoảng bà Linh cũng lời qua, tiếng lại, nhưng ông xem đó như những lời nhắc khéo của bà đem cái xe đi rửa vậy thôi.
Trong công viên vẫn còn hai bà đi bộ. Một bà có dáng hình trái lê, một bà có dáng hình trái táo.Tarde,manana, esta bien, mucho… Nghe tiếng xì xào, Ông Linh biết họ là hai người đàn bà Mễ tập đi bộ cho bớt cân. Ông Linh nhìn góc bên phải có nhiều cây thông cao vút đứng sát vào nhau như sợ lạnh , trông xa xa như một con khủng long in trên nền trời sẫm tối, nơi đó là khu chơi của trẻ con, ông vẫn còn thấy những chiếc đu lên cao, xuống thấp đều đều. Hình như trẻ con và người lớn nơi đây đều chưa muốn về ăn cơm tối. Có lần đi ngang qua sân đu của con nít, vào lúc trời còn sáng hơn một chút, lúc đó vào tháng 6 đầu mùa hè, ông Linh thấy anh chàng Anthony đang đẩy cái đu cho con. Ông Linh đứng nhìn và nói:
-Ê, Anthony! Anh đang đánh đu con người khác, lộn đứa nhỏ rồi. Anthony nhìn thấy ông Linh và biết Ông hay nói đùa. Cũng có thể lắm chứ, bởi chung quanh đây cũng có nhiều đứa nhỏ đang chơi, trong cái tranh sáng, tranh tối của buổi chiều muộn. Tuy nhiên anh chàng hàng xóm vẫn trả lời:
-Con tôi mà ông Linh, có ngày nào tôi không tắm rửa cho nó, chơi với nó và bây giờ cho nó đánh đu, lộn thế nào được. Vừa nói Anthony vừa đẩy cái đu lên thật cao làm thằng nhỏ đang cười bổng nín thinh vì sợ hải.
-Ý tôi muốn nói, thằng nhỏ này là con của vợ anh, chớ không phải con của anh. Ông Linh nói xong mới thấy mình lỡ lời, không chừng nói tầm bậy mà đúng. Con riêng của vợ hay của chồng, đó là chuyện bình thường trong cái xã hội Mỹ này, mình tò mò qúa chăng? Lần sau mình không nên nói đùa đến đời tư của hàng xóm nữa. Nhưng cũng may, anh chàng Anthony cũng dễ tính, thay vì khó chịu với ông hàng xóm, anh ta lại nói toẹt ra về gia đình của mình:
-Đứa con gái 16 tuổi thường ẳm thằng nhỏ này như ông đã thấy là con của vợ tôi, còn thằng nhỏ này là con của tôi và bả. Ngày hôm qua tôi thấy ông Linh nói chuyện với ai sau vườn vậy, đâu phải bà Linh?
- Lâu lâu anh mới thấy vợ tôi nên anh mới ngộ nhận, ngày nào tôi cũng ăn, ở và…ngủ với chỉ có một bà đó thôi. Có một điều tôi chưa bao giờ tắm cho bả. Chả có người đàn bà nào lộn cả.
Ông Linh biết Anthony bắc chước mình nói đùa. Ông Linh thoáng nhớ qua đứa con gái có nứơc da ngăm ngăm đen mà Anthony vừa nói là con. Ban đầu ông và bà Linh cứ tưởng là em gái của vợ Anthony. “ Con nhỏ trông đẹp thật, cái đẹp khỏe mạnh! Đẹp từ khuông mặt, cặp mắt, cái mủi, làn da con gái lán mượt”. Bà Linh nói với ông. “ Gái Mể có khác! Đâu như gái VN”. “Trước như sau, sau như trước. Già rồi trông vẫn vậy thôi”. Ông Linh nói với mình, nhưng đủ để bà Linh nghe. “Ông gìa cà chớn, lại bắt đầu ăn nói lung tung”, bà Linh nói như là khinh bĩ ông chồng.
-Tôi nói đùa mà anh. Ông Linh nhìn Anthony, nhìn khuôn mặt của anh ta, nhìn mái tóc nửa vàng, nửa bạc, chải lật ngược ra sau, bết đầy “gel”, gió mạnh củng không làm rối, rồi lại nhìn thằng bé đang ngồi trên ghế đu, rồi ông quả quyết với anh bạn hàng xóm:
-Nó giống anh như hai giọt nước. Ông Linh chuyển đổi đề tài. “Chúc mừng anh”. Ônh Linh nói cái gì tôi không hiểu. “ Anh có xem bóng đá không ? Hòa Lan thắng Đức đựơc vào chung kết world cup. “ Chúc mừng đất nước của anh”. Ông Linh nhắc lại và anh chàng hàng xóm muốn níu ông đứng lại nói cho hết chuyện bóng đá world cup, chuyện cầu thủ Hòa Lan với thẻ vàng, thẻ đỏ, bỏ mặc thằng nhỏ bắt đầu ngồi khóc trên cái đu không còn được người cha đưa đẩy nữa. “Ngày 11 tháng 7 này, ngày champion world cup, mời ông Linh qua nhà tôi chơi, xem bóng đá”. Ông Linh quay gót bỏ đi mà vẫn nghe tiếng Anthony đuổi theo. Anh ta thích nói dai, nói dài về bóng đá, bởi một điều dễ hiểu: anh ta là người Hòa Lan, một nước được vào chung kết world cup với Tây Ban Nha.
X X X
Ông Linh thức dậy, nhìn đồng hồ thì đã 7 giờ sáng. Ông nhìn sang phía vợ nằm thì thấy trống trơn. Ông nhìn ra cửa sổ thì thấy bà Linh đang cầm cái vòi nứơc tưới rau. Ông đẩy cửa, thò chân vào đôi dép, và bước ra ngoài. Ông thấy nắng chạy trên hàng rào, nhưng vẫn thấy lành lạnh, nên lại quay vào mặc thêm cái áo ấm, rồi bước ra, đến đứng bên bà Linh. Ông gợi chuyện với Bà:
-Bà không thấy lạnh sao? Lại không mặt áo ấm, ngủ không được hay sao ra vườn sớm thế? Chà, lại mặc áo quên gài nút nữa. Bộ muốn khoe của với cây đào, cây mận nào ở đây? Ông Linh nói như có vẻ chăm sóc đến vợ.
- Ông bắt chước ai mà dạo này ông ăn nói như có đường thế?
- Tại vì bà không giống những người bạn của bà. Bà vẫn còn giữ phong độ, vẫn còn giữ thân hình như con gái, chẵng bì với những người bạn của bà, toàn là hạt đậu phụng biết đi. Nếu trời không có ánh sáng, nếu cái vườn rau của bà là vườn địa đàng, nếu trời có gió hiu hiu, nếu biển tạnh, sóng yên… thì tôi sẽ ôm bà như ngày xửa, ngày xưa, hì, hì…
- Cây lựu nhà mình năm nay ít trái mà lớn. Em thấy có vài trái bắt đầu nứt nẽ, hái cúng trên bàn thờ được rồi.
Mỗi lần nhìn cây lựu với những trái lựu có màu sắc nửa đỏ, nửa vàng, không hiểu sao bà Linh lại nhớ đến những trái lựu ở quê nhà. Cả đời bà chưa thấy cây lựu, bây giờ qua Mỹ bà mới biết, lại còn làm chủ một cây lựu sai trái nữa. Dọc theo hàng rào giáp 4 mặt hàng xóm là cây lựu, cây táo, cây cam , cây mận, cây hồng. Dọc theo chân hàng rào bà Linh trồng đủ các loại rau như rau răm, rau má, xà lách, rau cải, cà chua…Có cả bụi sả nửa. Buổi tối nghe mùi rau răm bốc lên làm ông nhớ đến muì hột vịt lộn, hay nhìn cây sả, ông lại nhớ đến thịt gà xào sả ớt màu vàng nghệ, ăn với cơm thì tuyệt! Ở góc bên trái, bà Linh còn trồng bụi nho. Viêc vườn tược là thú vui đam mê của bà Linh.Thỉnh thoảng Ông Linh ra vườn giúp vợ đào đất, làm cái giàn cho cây nho. Bên hàng xóm có trồng cây su có vài nhánh bò lén qua giàn cây nho. Vợ ông có lần bảo ông leo lên kéo dây su bò về phía cái giàn nho của mình để nay mai ra trái vợ ông hái. “Tụi Mỹ không biết ăn su, không hiểu cái thằng hàng xóm trồng làm gì? Su mà nấu với sườn heo non thì tuyệt!”. Ông nhớ năm ngoái bà Linh bắc ghế thò tay qua hàng rào hàng xóm rức trộm hai trái. Bà Mỹ trắng, chủ nhân của cây su bên sau nhà, đứng bên trong nhìn ra, thấy bực mà không nói.
- Ông leo lên hái cho tôi ít trái lựu đi.
- Tôi đang mặc quần đùi mà leo lên thang, sợ ở dưới bà thấy…
-Ông ăn nói lựu đạn.
-Bà chưa nghe tôi nói hết. Sợ ở dưới bà thấy trái lựu... mà không có đạn. Hay tôi đứng dưới vịn thang, bà leo lên hái đi.
-Tôi cũng sợ ở dưới ông không thấy trái lựu mà thấy… vú sữa .
-Bà ăn nói cà chớn, kể cũng vui.
-À há, tôi thấy vú…mà không có sữa.
Người hàng xóm bên phải, bên trái là thằng Anthony người và gia đình Ông Mỹ đen, bên có cây lựu, cây táo. Phía sau có đến 3 Ông hàng xóm, từ trái qua phải là Ông Gomez già có hàm râu tỉa gọn ghẽ, chung quanh cái mồm nhỏ xíu, ông Đính nhỏ thó chính giửa và ông Ấn Độ với bộ râu quai nón rậm rạp đến nỗi không thấy cái miệng ông ở đâu. Ông Linh nhớ cách đây 20 năm khi mua cái nhà này, Ông Realtor Hùng đã nói: “Ông mua cái nhà này sẽ làm ăn phát đạt, đó là theo phong thủy, cái đít nở hậu của cái nhà này bự lắm”. Ông Linh mê cái nhà có cái lô đất bự gần 10 ngàn square feet, lại có cả hồ bơi nữa. Hai thằng con ông sẽ tha hồ bơi, khỏi cần đi gym. Sở dĩ cái “đít hậu” bự là vì cái mặt tiền của dãy nhà phía sau nhà ông nhằm ngay khúc quẹo gần 90 độ của con đường Felan.Vì cái thích nhất thời ban đầu mà ông, kéo theo cả bà Linh nữa, vào những phiền muộn, nhứt đầu với những đứa cháu tụ lại để tắm và 5 ngừơi hàng xóm. Sau 20 năm tới ở cái nhà này, hàng xóm còn lại chỉ còn có hai người. Đó là ông già Gomez và ông Đính.
Cái nhà của ông Linh, và có lẽ cả khu xóm này, xây năm 1960. Nhìn chung thì 3 dãy hàng rào nhà ông, giáp mặt với 5 người hàng xóm, xiu vẹo, mục nát. Nhà người ta chỉ có 3 người hàng xóm thôi. Nhưng nhà ông có đến 5, bởi vì cái “ đít”nở hậu. Nhưng khác những nhà khác, nhà ông Linh có thêm cái hồ bơi. Như thói quen hàng ngày, ông đứng nhìn cái bơm nước cho cái hồ. Ông thử bậc cái circuit breaker, ông nghe tiếng máy chạy rè, rè và nước sủi bọt ộc ộc. Ông biết cái máy bơm vẫn còn sống. Nếu nó chết, dám mất 5 trăm để mua cái khác. “Hay là ta lấp cái hồ”, để nó tốn kém qúa! Mà ta không bao giờ nhảy xuống tắm. Nào là bảo hiểm cao, nào là cuối tuần cả một lũ cháu chét kéo đến “tắm chùa”, mang nước vào nhà… Một ngày nào đó ta sẽ nói với vợ. Ông với tay lấy cái vợt, vớt những cộng rác trên mặt hồ. Cuối tuần này, thời tiết se lạnh, ông hy vọng không có đứa cháu nào đến tắm.
Ông Linh bắt chuyện với vợ:
-Anh để ý ngày thứ tư đổ rác, ai cũng đem thùng rác và thùng recycle vào nhà cuối ngày, nhưng cái gia đình ông “Mỹ đen” luôn để quên vài ngày mới đem vô, có khi hai thùng rác nằm lố ra đường làm cho anh rất là khó khăn mới lái được cái truck vào nhà. Ngày hôm qua, trong lúc anh kéo hai thùng rác của ông bà hàng xóm vô nhà thì bà Mỹ đen về, bà ta không cám ơn mà còn làm ra vẻ khó chiụ nưã chớ. Cái bụi cây nằm một nửa bên mình, một nửa bên nó, thành phố biểu chặt thấp hơn 3 feet, Nó bảo không có cưa, Nó bảo anh chặt luôn. Cái bụi cây lâu ngày lớn phình ra, người nọ nạnh người kia, cao đến nổi ông Linh lái xe ra không thấy những xe khác, rất dễ gây tai nạn, nên ông chặt triệt tới gốc luôn. Ông mất cả buổi sáng vất vả mới hạ được bụi cây, thế mà bà Bill về gặp ông hỏi tại sao lại chặt trụi lủi cái cây của bà.
Bà Linh chăm bẩm nhìn ông chồng tưởng như chưa bao giờ nhìn thấy lần nào. Sao ông nhỏ con thế! Chả trách sao thằng “Mỹ đen” bắt nạt. Chính bà đôi khi cũng bắt nạt ông một cách dễ dàng huống chi là người hàng xóm to người kia. Nếu bà là ông cũng chiụ thua người hàng xóm thôi, bỡi vì chính bà cũng ngan ngán thế nào ấy. Bà nói với ông Linh:
-Ông Mỹ đen ngày hôm kia phàn nàn với em: “Vợ nó nói cây táo choàng qua nhà nó nhiều qúa, Nó không thích”. Ý Nó muốn chặt phải không? “Cái thứ đàn bà ích kỷ qúa trời, cây táo trèo qua có trái thì hái ăn, khỏi phải bỏ tiền đi mua, có gì phải chặt, tội tình cho cây táo của tôi, những nhánh mà Nó muốn chặt lại là những nhánh có trái nhiều nhất”. Và rồi đây Nó sẽ bảo chặt cây cam nữa cho mà coi. Chiều hôm đó, ông Linh vát cưa qua nhà thằng hàng xóm cưa hết mấy nhành táo đã có trái to bằng trứng gà đem về nhà. Bà Linh thấy mấy nhánh táo bị chặt thì mặt nhăn lại, tức lắm, nhưng chẳng biết làm gì hơn.
-Cách đây một tháng, thằng con của “Nó” chơi máy bay trực thăng, máy bay rớt trên mái nhà , tụi nhỏ qua gõ cửa thình thình trong lúc anh đang ăn cơm, yêu cầu anh leo lên mái nhà tìm cho nó. Cái thang thì thấp hơn mái nhà, anh leo lên không được, phải đứng vịn thang cho thằng nhỏ leo lên, ông Linh đang nói, bỗng nghe vợ lớn tiếng, tay phải giơ lên chỉ vào mặt ông.
-Ông dại vừa phải thôi chứ! Để ngừơi khác dại với chứ. Lỡ nó leo lên nó rơi xuống té chết, rồi ông tính sao?
Ông nghe vợ nói có lý. Lỡ thằng nhỏ chết trên mái nhà hay rớt xuống đất, tai nạn xảy ra, gãy tay, gãy chân thì biết bao nhiêu là rắc rối cho mình, có khi lại đi ở tù lảng xẹt nữa. Ông Linh thấy thằng nhỏ Mỹ đen, dễ thương, khoảng mười tuổi. Thằng nhỏ có nước da đen láng cón, có cặp mắt to đen của con nghé, nằm dưới hai hàng mi dài cong vút, tay chân động đậy, cái đít bự lắc lư không ngừng, năn nĩ ông để nó leo lên mái nhà tìm chiếc trực thăng, nên ông xiu lòng.
Sau vườn của ông Mỹ đen hàng xóm, thay vì để đất trồng trọt, ông Mỹ lại đổ cement làm thành cái sân chơi cho những đứa con. Cái nóng hừng hực hắt lên từ cái sân cement vào những ngày nắng nóng, làm cho ông thấy khó chiụ. Cứ sau ba giờ chiều, là ba thằng nhỏ, có khi cùng với mấy thằng đen bà con tụ lại chơi banh, la hét ồn ào. Mỗi lần vụt trái banh dã cầu mà tụi nhỏ chụp hụt là trái banh đụng cái bịch vào miếng gỗ hàng rào là y như miếng gỗ muốn văng ra. Và hơn thế nữa, tụi nhỏ lại gỡ hẵn ra một miếng gổ hàng rào để dể chui qua lại, để lựơm banh, hay đồ chơi văng qua nhà của ông. Nằm trong nhà, ông nghe hết, biết hết và bực bội vô cùng! Ông Linh muốn phàn nàn với người hàng xóm, nhưng thấy thằng hàng xóm trông có vẽ “bợm trợn”, khó nói, nên ông giữ im lặng mà rất khó chịu trong lòng. Ông bỏ rất nhiều thì giờ vác búa, đi tìm từng miếng ván hàng rào bị bung ra mà đóng đinh lại.
Một lần khác, thằng nhỏ không hiểu điều khiển chiếc máy bay trực thăng của nó thế nào lại rớt trên mái nhà của ông Linh. Thằng nhỏ qua gõ cửa nhờ ông leo lên lấy. Nhớ lời bà Linh lần trước, mặc thằng nhỏ năn nỉ nhiều lần, ông Linh vẫn lắc đầu từ chối.Thằng nhỏ như có vẻ “thù hận” bỏ chạy về, một lát sau trở lại với ngừơi cha khổng lồ của nó.
-Chào ông hàng xóm. Tôi tên Bill, hàng xóm của ông. Xin lỗi ông tên gì?
-Tôi tên Linh. Chúng ta là hàng xóm đã lâu, nhưng hôm nay mới được gặp.
Ông Linh nhìn người hàng xóm to lớn, dình dàng, có hàng lông mày như hai con sâu rộm nằm vắt ngang trên cái mặt như mặt Trương Phi thì tin chắc 100% mình sẽ không nói được gì.
- Tôi xin phép hỏi ông, hồi trai trẻ ông có chơi foot ball không? ông to lớn, chơi foot ball thì tuyệt! Ông cần gì tôi giúp. A, Ông muốn tôi leo lên mái nhà lấy chiếc trực thăng cho con ông phải không? Cái thang của tôi thấp quá! Tôi leo lên đến bật thang cao nhất mà chỉ đứng đến lưng quần ngang với mái nhà, Tôi lớn tuổi rồi, không thể chống hai tay lên mái nhà và nhảy thót lên như khi tôi còn trẻ, thành thử tôi không leo lên được, xin ông cảm phiền.
-Sao ông không để thằng con tôi leo. Ông Bill nói nhỏ nhẹ, làm ông ngạc nhiên vô cùng. Ban đầu ông cứ tưởng Bill với con đến gặp ông để gây sự, mà gây sự với hàng xóm và bất cứ người nào là điều ông tâm nguyện phải tránh né. Có lẽ mình nói nó có khả năng chơi foot ball nên đâm ra nó cư xử dịu dàng với mình.
-Tôi sợ có tai nạn cho thằng con ông khi leo lên mái nhà, nên tôi không cho. Hôm trước tôi để thằng con ông leo lên, tôi đứng dưới vịn thang, nhưng tôi vẫn lo cho thằng nhỏ. Ông có muốn để con leo lên không? Có ông đây, ông chiụ trách nhiệm. Mà ông để con leo lên, ông cũng không an tâm đâu, nhất la thằng Carl lúc nào trông nó như con khỉ, không chịu đứng yên một chỗ. Nếu có tai nạn cho con ông, cũng là một phiền hà lớn cho tôi!
-Thôi để tôi leo. Vừa nói, Ông Bill vừa leo lên cái thang. Cái thang rên lên kẻo kẹt dưới sức nặng của ông Bill hơn 250 pounds. Ông Linh nhìn ông hàng xóm bước trên mái nhà mà lòng ông đau đớn, vì mái nhà như lún xuống theo mỗi bước chân của Bill. Điệu này, mùa đông sắp tới chắc mái nhà ông dột. Ông Linh định nói với Bill cấm thằng nhỏ chơi trực thăng, cấm Bill leo lên mái nhà của ông , nhưng sợ sợ ông hàng xóm, nhất là thằng nhỏ, cho dầu ông cấm, cha mẹ nó cấm cũng không được. Biết vậy, ngày mai ông Linh sẽ mua một cái thang 10 feet đem về, và chính ông phải leo lên mái nhà để lấy trực thăng xuống cho thằng nhỏ.
Một mụ Mỹ đen có dáng hình trái táo, có mái tóc tết con rết, có bước đi nặng chịch như của ông Bill, bước ra cửa trứơc nhà, mà ông Linh đoán là vợ của Bill, gọi ơi ới thằng Carl, về nhà ăn sáng, đi nhà thờ. Tiếng bà lớn lắm, có thể nói đứng cách một block đừơng cũng có thể nghe được.
Nghe tiếng đối thoại ồn ào bên ngoài, bà Linh tò mò bước ra. Không ngờ bà “đụng” cả ông bà Mỹ nữa. Hai ngừơi đàn bà lịch sự chào nhau, nhưng ông Linh biết đó chỉ là bề ngoài thôi, ông thấy rõ cái bên trong giả dối của họ. Cái mà cả hai người đàn bà muốn đóng kịch là làm ra cái vẻ: chúng ta là những người hàng xóm tử tế. Mà thật ra trong cặp mắt của bà Mỹ, bà thấy cái con mẹ hàng xóm này là con mẹ “đáng ghét” bởi vì nó có cái thân hình gầy gò mà bà không thể nào có. Và lại còn dễ ghét hơn nữa, nó lái cái xe lexus mới toanh qua mặt bà. Và còn dễ ghét hơn nữa nó trồng những cây gì không bông, không trái trước nhà, mất vẽ mỹ quang hàng xóm (cây quế, cây dền...), lại còn dễ ghét hơn nữa, nó đã để bãi cỏ nữa vàng, nữa xanh.. .
Bà Linh thì thấy cái con mẹ hàng xóm “làm xấu”hàng xóm, từ con người cho đến hai thùng rác, tuần nào cũng bỏ quên ngoài đường và thỉnh thoảng lại đậu cái xe thổ tả trước nhà bà, gần như bỏ quên.
-Thằng nhỏ cũng như con, cháu mình thôi, cứ xem con cháu mình phá phách thì đủ biết. Đã nhiều lần ông Linh nói với bà như vậy.
Ngay buổi chiều hôm đó, Ông Linh đi Home Depot mua cái thang 10 feet mang về nhà. Ông leo lên mái nhà một cách dễ dàng vì cái thang vừa tầm với mái nhà. Ông xem lại mấy chỗ ông Bill đặt chân và thấy yên tâm mái nhà không bị lún. Trong lúc ông Linh trên mái nhà thì vợ ông từ trong nhà đi ra, thấy cái thang nằm chình ình ngay cửa ra vào thì bà nổi giận:
-Ông lại vác tiền của tôi đi mua cái thang này, dùng cho chỉ một việc lượm đồ chơi cho thằng hàng xóm Mỹ đen. Còn cái thang để dựng sau hè sao không dùng?
Một thóang qua đầu bà Linh, hay là ta bán căn nhà này đi. Gia đình Mỹ đen này dọn về đây sẽ làm mất giá cái nhà của mình. Nhà đang xuống giá, nhân tiện đây mình sẽ mua căn nhà khác đẹp, rộng rãi hơn, và ở vùng khác tốt hơn. Và mình sẽ mua căn nhà không có hồ bơi, đỡ phiền phức với bà con, đỡ lau chùi và đỡ tốn kém hơn.
-Tôi đâu có vác tiền của bà. Bộ trăm bạc nặng lắm sao mà phải vác. Tôi ký check thôi. Ông Linh nói giả lả cho vợ bớt giận, nhưng nghe tiếng đóng cửa cái rầm, ông biết vợ vẫn còn giận. Ông theo bà vào nhà, cứ tửơng vợ sẽ đay nghiến mình, không ngờ vợ đưa ra cái ý muốn bán nhà. Bà nói
-Trứơc khi bán nhà mình phải sơn lại bên trong, bên ngoài căn nhà, nhất là phải làm lại hàng rào chung quanh.
-Sơn trong ngoài thì dễ rồi, Tôi có thể làm được, nhưng còn làm hàng rào, nó liên quan đến 5 người hàng xóm, khó lắm. Trong thời buổi này tôi không biết người nào thất nghiệp, người nào không, người nào chiụ và không chiụ bỏ tiền ra để làm hàng rào.
Ngay cái buổi chiều Ông Linh vác thang về, thằng nhỏ lại làm bay cái trực thăng lên mái nhà. Lần này thằng Carl với ngừơi cha lại qua gặp ông. Thấy ông Linh vác cái thang mới đi lượm banh cho thằng “ Mỹ đen con”. Bà Linh bực lắm, nhưng nín thinh vì cha con ông hàng xóm đang đứng lù lù trứơc nhà. Không cần đợi cha, con ông hàng xóm yêu cầu, Ông Linh tự xem như bổn phận của mình, ông leo lên cái thang mới, leo lên mái nhà lựơm cái trực thăng đem xuống đưa cho thằng nhỏ .
-Ê, boy, lớn lên chơi foot ball chớ đừng chơi trực thăng nghe. Hai cha con ông hàng xóm và ông bật ra tiếng cười hì hì vui vẻ tự nhiên như bạn bè thân thiết. Ông Linh dẫn ông Bill đi xem cái hàng rào giữa nhà ông và nhà của Bill, và chỉ những tấm gổ bong đinh, mục chân, có những tấm đưa tay ra rờ là rớt ra, có vài cây trụ xiu,xiu. Ông Linh không dám nói mấy thằng con ông cũng gọp phần làm cái hàng rào mau hư.
-Theo ông Bill thì nên sửa hay làm lại cái mới?
- Dãy nhà này có trên 30 năm nay, thì hàng rào cũng có trên 30 năm, cũng đến lúc phải làm lại thôi. Tôi đồng ý làm lại hàng rào mới.
Thế rồi ông Linh và Bill xách thước đi đo và tính ra tiền. Tất cả dài 80 Ft,hay 10 sections . Mỗi section tốn vừa công vừa gỗ red wood là 250 đô. Như vậy cái hàng rào của ông Linh và Bill tốn khoảng 2500 đô, mỗi ngừơi 1250 đô. Ông hàng xóm Bill thấy số tiền lớn qúa, nên phải nói với vợ mới được.
Cũng như ông Bill, ông Linh đem vấn đề hàng rào ra nói với bà Linh. Bà Linh tính nhẩm làm hàng rào tốn khoảng 4 ngàn đô về phần của ông, bà. Còn về 5 người hàng xóm, ông, bà chưa biết thế nào, ai thuận, ai không thuận. Ông nghĩ ba người hàng xóm phía sau mỗi người chiụ 400 đô để có một hàng rào mới thì chắc họ chiụ được nên ông không phải lo lắm. Ông Linh than:
-Khó quá. Khó có sự đồng thuận tất cả 5 người hàng xóm. Hay là ta mời hàng xóm đến nhà ta ăn BBQ một bữa, nhân tiện đó ta nói làm hàng rào.
- Ông nói sao cũng được.
Buổi chiều hôm đó ông Linh đi vận động 3 người hàng xóm phía sau nhà. Ông Linh còn nhớ có lần ông và ông Đính đã nói chuyện qua hàng rào và cả hai đã đồng ý nên làm lại. Ông Linh định vào nhà lảo Gomez nhưng nghe tiếng chó sủa thuộc loại chó dữ nên ông cũng không vào. Còn trước nhà ông Ấn độ là 3 bà người đàn bà mặc váy, trùm khăn kín đầu ngồi thù lù 3 đống, vừa phơi nắng vừa chuyện trò nên ông cũng lờ luôn chuyện gặp ông Ấn. Thế là công dã tràng một buổi chiều!
-Bà không thấy lạnh sao? Lại không mặt áo ấm, ngủ không được hay sao ra vườn sớm thế? Chà, lại mặc áo quên gài nút nữa. Bộ muốn khoe của với cây đào, cây mận nào ở đây? Ông Linh nói như có vẻ chăm sóc đến vợ.
- Ông bắt chước ai mà dạo này ông ăn nói như có đường thế?
- Tại vì bà không giống những người bạn của bà. Bà vẫn còn giữ phong độ, vẫn còn giữ thân hình như con gái, chẵng bì với những người bạn của bà, toàn là hạt đậu phụng biết đi. Nếu trời không có ánh sáng, nếu cái vườn rau của bà là vườn địa đàng, nếu trời có gió hiu hiu, nếu biển tạnh, sóng yên… thì tôi sẽ ôm bà như ngày xửa, ngày xưa, hì, hì…
- Cây lựu nhà mình năm nay ít trái mà lớn. Em thấy có vài trái bắt đầu nứt nẽ, hái cúng trên bàn thờ được rồi.
Mỗi lần nhìn cây lựu với những trái lựu có màu sắc nửa đỏ, nửa vàng, không hiểu sao bà Linh lại nhớ đến những trái lựu ở quê nhà. Cả đời bà chưa thấy cây lựu, bây giờ qua Mỹ bà mới biết, lại còn làm chủ một cây lựu sai trái nữa. Dọc theo hàng rào giáp 4 mặt hàng xóm là cây lựu, cây táo, cây cam , cây mận, cây hồng. Dọc theo chân hàng rào bà Linh trồng đủ các loại rau như rau răm, rau má, xà lách, rau cải, cà chua…Có cả bụi sả nửa. Buổi tối nghe mùi rau răm bốc lên làm ông nhớ đến muì hột vịt lộn, hay nhìn cây sả, ông lại nhớ đến thịt gà xào sả ớt màu vàng nghệ, ăn với cơm thì tuyệt! Ở góc bên trái, bà Linh còn trồng bụi nho. Viêc vườn tược là thú vui đam mê của bà Linh.Thỉnh thoảng Ông Linh ra vườn giúp vợ đào đất, làm cái giàn cho cây nho. Bên hàng xóm có trồng cây su có vài nhánh bò lén qua giàn cây nho. Vợ ông có lần bảo ông leo lên kéo dây su bò về phía cái giàn nho của mình để nay mai ra trái vợ ông hái. “Tụi Mỹ không biết ăn su, không hiểu cái thằng hàng xóm trồng làm gì? Su mà nấu với sườn heo non thì tuyệt!”. Ông nhớ năm ngoái bà Linh bắc ghế thò tay qua hàng rào hàng xóm rức trộm hai trái. Bà Mỹ trắng, chủ nhân của cây su bên sau nhà, đứng bên trong nhìn ra, thấy bực mà không nói.
- Ông leo lên hái cho tôi ít trái lựu đi.
- Tôi đang mặc quần đùi mà leo lên thang, sợ ở dưới bà thấy…
-Ông ăn nói lựu đạn.
-Bà chưa nghe tôi nói hết. Sợ ở dưới bà thấy trái lựu... mà không có đạn. Hay tôi đứng dưới vịn thang, bà leo lên hái đi.
-Tôi cũng sợ ở dưới ông không thấy trái lựu mà thấy… vú sữa .
-Bà ăn nói cà chớn, kể cũng vui.
-À há, tôi thấy vú…mà không có sữa.
Người hàng xóm bên phải, bên trái là thằng Anthony người và gia đình Ông Mỹ đen, bên có cây lựu, cây táo. Phía sau có đến 3 Ông hàng xóm, từ trái qua phải là Ông Gomez già có hàm râu tỉa gọn ghẽ, chung quanh cái mồm nhỏ xíu, ông Đính nhỏ thó chính giửa và ông Ấn Độ với bộ râu quai nón rậm rạp đến nỗi không thấy cái miệng ông ở đâu. Ông Linh nhớ cách đây 20 năm khi mua cái nhà này, Ông Realtor Hùng đã nói: “Ông mua cái nhà này sẽ làm ăn phát đạt, đó là theo phong thủy, cái đít nở hậu của cái nhà này bự lắm”. Ông Linh mê cái nhà có cái lô đất bự gần 10 ngàn square feet, lại có cả hồ bơi nữa. Hai thằng con ông sẽ tha hồ bơi, khỏi cần đi gym. Sở dĩ cái “đít hậu” bự là vì cái mặt tiền của dãy nhà phía sau nhà ông nhằm ngay khúc quẹo gần 90 độ của con đường Felan.Vì cái thích nhất thời ban đầu mà ông, kéo theo cả bà Linh nữa, vào những phiền muộn, nhứt đầu với những đứa cháu tụ lại để tắm và 5 ngừơi hàng xóm. Sau 20 năm tới ở cái nhà này, hàng xóm còn lại chỉ còn có hai người. Đó là ông già Gomez và ông Đính.
Cái nhà của ông Linh, và có lẽ cả khu xóm này, xây năm 1960. Nhìn chung thì 3 dãy hàng rào nhà ông, giáp mặt với 5 người hàng xóm, xiu vẹo, mục nát. Nhà người ta chỉ có 3 người hàng xóm thôi. Nhưng nhà ông có đến 5, bởi vì cái “ đít”nở hậu. Nhưng khác những nhà khác, nhà ông Linh có thêm cái hồ bơi. Như thói quen hàng ngày, ông đứng nhìn cái bơm nước cho cái hồ. Ông thử bậc cái circuit breaker, ông nghe tiếng máy chạy rè, rè và nước sủi bọt ộc ộc. Ông biết cái máy bơm vẫn còn sống. Nếu nó chết, dám mất 5 trăm để mua cái khác. “Hay là ta lấp cái hồ”, để nó tốn kém qúa! Mà ta không bao giờ nhảy xuống tắm. Nào là bảo hiểm cao, nào là cuối tuần cả một lũ cháu chét kéo đến “tắm chùa”, mang nước vào nhà… Một ngày nào đó ta sẽ nói với vợ. Ông với tay lấy cái vợt, vớt những cộng rác trên mặt hồ. Cuối tuần này, thời tiết se lạnh, ông hy vọng không có đứa cháu nào đến tắm.
Ông Linh bắt chuyện với vợ:
-Anh để ý ngày thứ tư đổ rác, ai cũng đem thùng rác và thùng recycle vào nhà cuối ngày, nhưng cái gia đình ông “Mỹ đen” luôn để quên vài ngày mới đem vô, có khi hai thùng rác nằm lố ra đường làm cho anh rất là khó khăn mới lái được cái truck vào nhà. Ngày hôm qua, trong lúc anh kéo hai thùng rác của ông bà hàng xóm vô nhà thì bà Mỹ đen về, bà ta không cám ơn mà còn làm ra vẻ khó chiụ nưã chớ. Cái bụi cây nằm một nửa bên mình, một nửa bên nó, thành phố biểu chặt thấp hơn 3 feet, Nó bảo không có cưa, Nó bảo anh chặt luôn. Cái bụi cây lâu ngày lớn phình ra, người nọ nạnh người kia, cao đến nổi ông Linh lái xe ra không thấy những xe khác, rất dễ gây tai nạn, nên ông chặt triệt tới gốc luôn. Ông mất cả buổi sáng vất vả mới hạ được bụi cây, thế mà bà Bill về gặp ông hỏi tại sao lại chặt trụi lủi cái cây của bà.
Bà Linh chăm bẩm nhìn ông chồng tưởng như chưa bao giờ nhìn thấy lần nào. Sao ông nhỏ con thế! Chả trách sao thằng “Mỹ đen” bắt nạt. Chính bà đôi khi cũng bắt nạt ông một cách dễ dàng huống chi là người hàng xóm to người kia. Nếu bà là ông cũng chiụ thua người hàng xóm thôi, bỡi vì chính bà cũng ngan ngán thế nào ấy. Bà nói với ông Linh:
-Ông Mỹ đen ngày hôm kia phàn nàn với em: “Vợ nó nói cây táo choàng qua nhà nó nhiều qúa, Nó không thích”. Ý Nó muốn chặt phải không? “Cái thứ đàn bà ích kỷ qúa trời, cây táo trèo qua có trái thì hái ăn, khỏi phải bỏ tiền đi mua, có gì phải chặt, tội tình cho cây táo của tôi, những nhánh mà Nó muốn chặt lại là những nhánh có trái nhiều nhất”. Và rồi đây Nó sẽ bảo chặt cây cam nữa cho mà coi. Chiều hôm đó, ông Linh vát cưa qua nhà thằng hàng xóm cưa hết mấy nhành táo đã có trái to bằng trứng gà đem về nhà. Bà Linh thấy mấy nhánh táo bị chặt thì mặt nhăn lại, tức lắm, nhưng chẳng biết làm gì hơn.
-Cách đây một tháng, thằng con của “Nó” chơi máy bay trực thăng, máy bay rớt trên mái nhà , tụi nhỏ qua gõ cửa thình thình trong lúc anh đang ăn cơm, yêu cầu anh leo lên mái nhà tìm cho nó. Cái thang thì thấp hơn mái nhà, anh leo lên không được, phải đứng vịn thang cho thằng nhỏ leo lên, ông Linh đang nói, bỗng nghe vợ lớn tiếng, tay phải giơ lên chỉ vào mặt ông.
-Ông dại vừa phải thôi chứ! Để ngừơi khác dại với chứ. Lỡ nó leo lên nó rơi xuống té chết, rồi ông tính sao?
Ông nghe vợ nói có lý. Lỡ thằng nhỏ chết trên mái nhà hay rớt xuống đất, tai nạn xảy ra, gãy tay, gãy chân thì biết bao nhiêu là rắc rối cho mình, có khi lại đi ở tù lảng xẹt nữa. Ông Linh thấy thằng nhỏ Mỹ đen, dễ thương, khoảng mười tuổi. Thằng nhỏ có nước da đen láng cón, có cặp mắt to đen của con nghé, nằm dưới hai hàng mi dài cong vút, tay chân động đậy, cái đít bự lắc lư không ngừng, năn nĩ ông để nó leo lên mái nhà tìm chiếc trực thăng, nên ông xiu lòng.
Sau vườn của ông Mỹ đen hàng xóm, thay vì để đất trồng trọt, ông Mỹ lại đổ cement làm thành cái sân chơi cho những đứa con. Cái nóng hừng hực hắt lên từ cái sân cement vào những ngày nắng nóng, làm cho ông thấy khó chiụ. Cứ sau ba giờ chiều, là ba thằng nhỏ, có khi cùng với mấy thằng đen bà con tụ lại chơi banh, la hét ồn ào. Mỗi lần vụt trái banh dã cầu mà tụi nhỏ chụp hụt là trái banh đụng cái bịch vào miếng gỗ hàng rào là y như miếng gỗ muốn văng ra. Và hơn thế nữa, tụi nhỏ lại gỡ hẵn ra một miếng gổ hàng rào để dể chui qua lại, để lựơm banh, hay đồ chơi văng qua nhà của ông. Nằm trong nhà, ông nghe hết, biết hết và bực bội vô cùng! Ông Linh muốn phàn nàn với người hàng xóm, nhưng thấy thằng hàng xóm trông có vẽ “bợm trợn”, khó nói, nên ông giữ im lặng mà rất khó chịu trong lòng. Ông bỏ rất nhiều thì giờ vác búa, đi tìm từng miếng ván hàng rào bị bung ra mà đóng đinh lại.
Một lần khác, thằng nhỏ không hiểu điều khiển chiếc máy bay trực thăng của nó thế nào lại rớt trên mái nhà của ông Linh. Thằng nhỏ qua gõ cửa nhờ ông leo lên lấy. Nhớ lời bà Linh lần trước, mặc thằng nhỏ năn nỉ nhiều lần, ông Linh vẫn lắc đầu từ chối.Thằng nhỏ như có vẻ “thù hận” bỏ chạy về, một lát sau trở lại với ngừơi cha khổng lồ của nó.
-Chào ông hàng xóm. Tôi tên Bill, hàng xóm của ông. Xin lỗi ông tên gì?
-Tôi tên Linh. Chúng ta là hàng xóm đã lâu, nhưng hôm nay mới được gặp.
Ông Linh nhìn người hàng xóm to lớn, dình dàng, có hàng lông mày như hai con sâu rộm nằm vắt ngang trên cái mặt như mặt Trương Phi thì tin chắc 100% mình sẽ không nói được gì.
- Tôi xin phép hỏi ông, hồi trai trẻ ông có chơi foot ball không? ông to lớn, chơi foot ball thì tuyệt! Ông cần gì tôi giúp. A, Ông muốn tôi leo lên mái nhà lấy chiếc trực thăng cho con ông phải không? Cái thang của tôi thấp quá! Tôi leo lên đến bật thang cao nhất mà chỉ đứng đến lưng quần ngang với mái nhà, Tôi lớn tuổi rồi, không thể chống hai tay lên mái nhà và nhảy thót lên như khi tôi còn trẻ, thành thử tôi không leo lên được, xin ông cảm phiền.
-Sao ông không để thằng con tôi leo. Ông Bill nói nhỏ nhẹ, làm ông ngạc nhiên vô cùng. Ban đầu ông cứ tưởng Bill với con đến gặp ông để gây sự, mà gây sự với hàng xóm và bất cứ người nào là điều ông tâm nguyện phải tránh né. Có lẽ mình nói nó có khả năng chơi foot ball nên đâm ra nó cư xử dịu dàng với mình.
-Tôi sợ có tai nạn cho thằng con ông khi leo lên mái nhà, nên tôi không cho. Hôm trước tôi để thằng con ông leo lên, tôi đứng dưới vịn thang, nhưng tôi vẫn lo cho thằng nhỏ. Ông có muốn để con leo lên không? Có ông đây, ông chiụ trách nhiệm. Mà ông để con leo lên, ông cũng không an tâm đâu, nhất la thằng Carl lúc nào trông nó như con khỉ, không chịu đứng yên một chỗ. Nếu có tai nạn cho con ông, cũng là một phiền hà lớn cho tôi!
-Thôi để tôi leo. Vừa nói, Ông Bill vừa leo lên cái thang. Cái thang rên lên kẻo kẹt dưới sức nặng của ông Bill hơn 250 pounds. Ông Linh nhìn ông hàng xóm bước trên mái nhà mà lòng ông đau đớn, vì mái nhà như lún xuống theo mỗi bước chân của Bill. Điệu này, mùa đông sắp tới chắc mái nhà ông dột. Ông Linh định nói với Bill cấm thằng nhỏ chơi trực thăng, cấm Bill leo lên mái nhà của ông , nhưng sợ sợ ông hàng xóm, nhất là thằng nhỏ, cho dầu ông cấm, cha mẹ nó cấm cũng không được. Biết vậy, ngày mai ông Linh sẽ mua một cái thang 10 feet đem về, và chính ông phải leo lên mái nhà để lấy trực thăng xuống cho thằng nhỏ.
Một mụ Mỹ đen có dáng hình trái táo, có mái tóc tết con rết, có bước đi nặng chịch như của ông Bill, bước ra cửa trứơc nhà, mà ông Linh đoán là vợ của Bill, gọi ơi ới thằng Carl, về nhà ăn sáng, đi nhà thờ. Tiếng bà lớn lắm, có thể nói đứng cách một block đừơng cũng có thể nghe được.
Nghe tiếng đối thoại ồn ào bên ngoài, bà Linh tò mò bước ra. Không ngờ bà “đụng” cả ông bà Mỹ nữa. Hai ngừơi đàn bà lịch sự chào nhau, nhưng ông Linh biết đó chỉ là bề ngoài thôi, ông thấy rõ cái bên trong giả dối của họ. Cái mà cả hai người đàn bà muốn đóng kịch là làm ra cái vẻ: chúng ta là những người hàng xóm tử tế. Mà thật ra trong cặp mắt của bà Mỹ, bà thấy cái con mẹ hàng xóm này là con mẹ “đáng ghét” bởi vì nó có cái thân hình gầy gò mà bà không thể nào có. Và lại còn dễ ghét hơn nữa, nó lái cái xe lexus mới toanh qua mặt bà. Và còn dễ ghét hơn nữa nó trồng những cây gì không bông, không trái trước nhà, mất vẽ mỹ quang hàng xóm (cây quế, cây dền...), lại còn dễ ghét hơn nữa, nó đã để bãi cỏ nữa vàng, nữa xanh.. .
Bà Linh thì thấy cái con mẹ hàng xóm “làm xấu”hàng xóm, từ con người cho đến hai thùng rác, tuần nào cũng bỏ quên ngoài đường và thỉnh thoảng lại đậu cái xe thổ tả trước nhà bà, gần như bỏ quên.
-Thằng nhỏ cũng như con, cháu mình thôi, cứ xem con cháu mình phá phách thì đủ biết. Đã nhiều lần ông Linh nói với bà như vậy.
Ngay buổi chiều hôm đó, Ông Linh đi Home Depot mua cái thang 10 feet mang về nhà. Ông leo lên mái nhà một cách dễ dàng vì cái thang vừa tầm với mái nhà. Ông xem lại mấy chỗ ông Bill đặt chân và thấy yên tâm mái nhà không bị lún. Trong lúc ông Linh trên mái nhà thì vợ ông từ trong nhà đi ra, thấy cái thang nằm chình ình ngay cửa ra vào thì bà nổi giận:
-Ông lại vác tiền của tôi đi mua cái thang này, dùng cho chỉ một việc lượm đồ chơi cho thằng hàng xóm Mỹ đen. Còn cái thang để dựng sau hè sao không dùng?
Một thóang qua đầu bà Linh, hay là ta bán căn nhà này đi. Gia đình Mỹ đen này dọn về đây sẽ làm mất giá cái nhà của mình. Nhà đang xuống giá, nhân tiện đây mình sẽ mua căn nhà khác đẹp, rộng rãi hơn, và ở vùng khác tốt hơn. Và mình sẽ mua căn nhà không có hồ bơi, đỡ phiền phức với bà con, đỡ lau chùi và đỡ tốn kém hơn.
-Tôi đâu có vác tiền của bà. Bộ trăm bạc nặng lắm sao mà phải vác. Tôi ký check thôi. Ông Linh nói giả lả cho vợ bớt giận, nhưng nghe tiếng đóng cửa cái rầm, ông biết vợ vẫn còn giận. Ông theo bà vào nhà, cứ tửơng vợ sẽ đay nghiến mình, không ngờ vợ đưa ra cái ý muốn bán nhà. Bà nói
-Trứơc khi bán nhà mình phải sơn lại bên trong, bên ngoài căn nhà, nhất là phải làm lại hàng rào chung quanh.
-Sơn trong ngoài thì dễ rồi, Tôi có thể làm được, nhưng còn làm hàng rào, nó liên quan đến 5 người hàng xóm, khó lắm. Trong thời buổi này tôi không biết người nào thất nghiệp, người nào không, người nào chiụ và không chiụ bỏ tiền ra để làm hàng rào.
Ngay cái buổi chiều Ông Linh vác thang về, thằng nhỏ lại làm bay cái trực thăng lên mái nhà. Lần này thằng Carl với ngừơi cha lại qua gặp ông. Thấy ông Linh vác cái thang mới đi lượm banh cho thằng “ Mỹ đen con”. Bà Linh bực lắm, nhưng nín thinh vì cha con ông hàng xóm đang đứng lù lù trứơc nhà. Không cần đợi cha, con ông hàng xóm yêu cầu, Ông Linh tự xem như bổn phận của mình, ông leo lên cái thang mới, leo lên mái nhà lựơm cái trực thăng đem xuống đưa cho thằng nhỏ .
-Ê, boy, lớn lên chơi foot ball chớ đừng chơi trực thăng nghe. Hai cha con ông hàng xóm và ông bật ra tiếng cười hì hì vui vẻ tự nhiên như bạn bè thân thiết. Ông Linh dẫn ông Bill đi xem cái hàng rào giữa nhà ông và nhà của Bill, và chỉ những tấm gổ bong đinh, mục chân, có những tấm đưa tay ra rờ là rớt ra, có vài cây trụ xiu,xiu. Ông Linh không dám nói mấy thằng con ông cũng gọp phần làm cái hàng rào mau hư.
-Theo ông Bill thì nên sửa hay làm lại cái mới?
- Dãy nhà này có trên 30 năm nay, thì hàng rào cũng có trên 30 năm, cũng đến lúc phải làm lại thôi. Tôi đồng ý làm lại hàng rào mới.
Thế rồi ông Linh và Bill xách thước đi đo và tính ra tiền. Tất cả dài 80 Ft,hay 10 sections . Mỗi section tốn vừa công vừa gỗ red wood là 250 đô. Như vậy cái hàng rào của ông Linh và Bill tốn khoảng 2500 đô, mỗi ngừơi 1250 đô. Ông hàng xóm Bill thấy số tiền lớn qúa, nên phải nói với vợ mới được.
Cũng như ông Bill, ông Linh đem vấn đề hàng rào ra nói với bà Linh. Bà Linh tính nhẩm làm hàng rào tốn khoảng 4 ngàn đô về phần của ông, bà. Còn về 5 người hàng xóm, ông, bà chưa biết thế nào, ai thuận, ai không thuận. Ông nghĩ ba người hàng xóm phía sau mỗi người chiụ 400 đô để có một hàng rào mới thì chắc họ chiụ được nên ông không phải lo lắm. Ông Linh than:
-Khó quá. Khó có sự đồng thuận tất cả 5 người hàng xóm. Hay là ta mời hàng xóm đến nhà ta ăn BBQ một bữa, nhân tiện đó ta nói làm hàng rào.
- Ông nói sao cũng được.
Buổi chiều hôm đó ông Linh đi vận động 3 người hàng xóm phía sau nhà. Ông Linh còn nhớ có lần ông và ông Đính đã nói chuyện qua hàng rào và cả hai đã đồng ý nên làm lại. Ông Linh định vào nhà lảo Gomez nhưng nghe tiếng chó sủa thuộc loại chó dữ nên ông cũng không vào. Còn trước nhà ông Ấn độ là 3 bà người đàn bà mặc váy, trùm khăn kín đầu ngồi thù lù 3 đống, vừa phơi nắng vừa chuyện trò nên ông cũng lờ luôn chuyện gặp ông Ấn. Thế là công dã tràng một buổi chiều!
XXX
Thằng Dự được nghỉ lễ Độc Lập một tuần, ở nhà thì thích lắm. Suốt ngày Nó ngồi coi world cup, không muốn giúp ông Linh sửa chửa nhà cửa, giọn sạch vườn tược để 3 gia đình hàng xóm cuối tuần này qua dự BBQ. Ông Linh than phiền với vợ thì bà Linh lại nói có gì đâu mà ông phải sai con, một mình ông đủ rồi. Thằng Dự lớn rồi, ra thanh niên rồi, ông càm ràm cho lắm, năm tới lên đại học, trường gần Nó không chọn, lại chọn trường xa thì nhà này trống trơn cho mà coi. Bà biết tính thằng Dự ít nói. Im im mà ghê lắm! Có nhiều cái nó làm động trời mà hai ông bà không biết. Ông Linh thì đang nghĩ đến người con trai lớn tên Danh đang làm ở LA. Ông sẽ bảo Danh “ cô-sai” cho ông mua cái nhà khác, ở khu đàn hoàn hơn, có những người hàng xóm tốt hơn.
Điều quang trọng là phải bán cho được căn nhà này. Điều quang trọng của buổi chiều BBQ này phải thành công, 3 gia đình hàng xóm đồng thuận làm hàng rào mới.
Đúng 4 giờ chiều gia đình ông Bill gồm có hai vợ chồng ông Bill, gia đình Anthony có hai vợ chồng, một em gái và thằng nhỏ 2 tuổi. Gia đình ông, bà Linh chỉ có thăng Dự, còn Danh bận công việc không về. Ông Linh mời tất cả hàng xóm ngồi trong cái nhà lục giác bên bờ hồ. Ông, bà Linh dọn những món ăn khai vị mà ông, bà mua sẵn như chả giò,gỏi tôm thịt…trong lúc chờ BBQ như thịt bò Đại hàn, cánh gà, oster…Ông khui bia Heiniken và corona mời khách. Thằng Dự đứng nướng. Thằng Dự hôm nay mặc cái quần Jean Levei, một cái áo may ô trắng cụt tay tới nách. Ông Linh nhìn thấy thằng Dự đã ra dáng thanh niên. Thằng Dự đứng chăm chỉ nướng thịt, khi thì trở qua trở lại, khi thì bỏ thêm thịt vào, khi thì gắp thịt ra . Dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời tháng 7, mặc dầu đã 4 giờ chiều, và hơi nóng từ cái lò nướng bốc ra làm thằng Dự toát mồ hôi hột. Nó giữ im lặng từ đầu chí cuối bữa ăn trong cái ồn ào nhậu nhet của những người hàng xóm. Thỉnh thoảng thằng Dự ngước lên, cũng là lúc con Jeanet mang cái dĩa không đến chờ lấy thịt. Hai đứa không thèm nói với nhau một tiếng, không thèm nhìn nhau một giây. Hình như thằng Dự ghét con Jeanet và con Jeanet cũng ghét thằng Dự. Khác giống, khác nòi mà… Ông Linh lần này thấy con Jeanet đẹp thật! nhưng nó Mễ, đồ…đồ chỉ biết yêu sớm …đẻ nhiều, đồ chỉ biết nhậu. Và khi nghĩ đến nhậu, ông lại tiếp tục khui bia rót đầy ly cho Bill và Anthony. Còn bà Linh thì thỉnh thoảng lại thúc giục hai bà hàng xóm ăn dùm cho hết, thức ăn nhiều qúa.
Thế rồi ngày world cup đến trong ngày hôm nay. Hàng xóm thấy anh chàng Anthony dậy thật sớm, bắt thang treo lá cờ lạ hoắc mà không ai biết của nước nào. Lá cờ chia làm 3 phần bằng nhau theo chiều dài: đỏ, trắng, xanh lơ. Không cần hỏi Anthony, ông Linh dư biết đó là lá cờ Netherlands, quê hương của Anthony. Mới 9 giờ sáng mà Anthony đã đi gỏ cửa nhà ông Linh và ông Bill nhắc qua nhà Nó ăn BBQ, xem đá banh. Nó còn nhờ thằng Dự qua chơi, giúp nướng BBQ.Trong bửa ăn, thằng Dự cũng chỉ đứng nướng thịt ngoài nắng và con Jeanet đi ra lại đi vào như con thoi đưa để tiếp tế đồ ăn. Nhưng có một điều hơi khác lần trước là thằng Dự để thịt, oster cháy nhiều qúa. Và con Jeanet hình như có thoa một chút phấn hồng trên khuôn mặt, hay tại ánh nắng mặt trời buổi chiều nay, thường xuyên bám riết cái mặt của nó hay tại…
Trong khi đó trong phòng khách 3 người hàng xóm ngồi quay quần chung quanh một cái bàn tròn đầy bia, thịt. Họ vừa ăn, vừa để mắt theo dõi trận cầu mỗi lúc một sôi nổi, hào hứng. Người ta nghe ông Linh lớn tiếng, ồn ào nhiều nhất, bởi vì hôm nay ông ta uống có hơi nhiều. Ông Bill thì hình như chỉ thích có bóng bầu dục, nên không chú ý mấy vào màng hình, chỉ im lìm ngồi ăn. Còn Anthony thì như bị kích động mỗi khi đội tuyển Hòa Lan đá không thủng lưới đội Tây ban Nha suốt hai hiệp. Hai tay nó đưa lên cao như cổ vỏ cho gà nhà, rồi hai tay buông thỏng xuống thật nhanh, vì thất vọng Hòa Lan đá hụt. Bổng nhiên thằng Dự nghe tiếng cãi nhau của ông Linh và ông Anthony.
-Hòa Lan chơi xấu qúa! 8 thẻ vàng. Ê, thằng số 3 đạp vào ngực Tây ban Nha. Thẻ đỏ. Tiếng ông Linh vừa nhai thịt, vừa lớn tiếng chỉ trích. Hình như mỗi lúc ông Linh càng không kiểm soát được mình. Hòa Lan chơi xấu, chơi xấu…
-Đội Tây ban Nha cũng chơi xấu đâu kém! 5 thẻ vàng ,Anthony gân cổ đáp lại ông Linh.
-Hòa Lan sẽ thua. Đá thêm giờ mà chỉ còn 10 cầu thủ. Mồm ông Linh oan, oan tiên đoán. Mà Hòa Lan thua thiệt.
Bỗng nhiên Anthony thấy ghét ông Linh vô cùng. Không phải vì Hòa Lan mất dịp thắng world cup, mà vì những lời của ông Linh trong đó có sự tham dự của hơi bia rượu, như lấy kim châm chích vào cơ thể của anh hàng xóm.
Bà Linh bực mình về ông chồng qúa trời từ cái hôm ăn nhậu tại nhà hàng xóm. Cứ tưởng đi ăn để nói ất giáp rõ ràng về làm hàng rào mới, hóa ra ông Linh đã làm hỏng tất cả. Anh hàng xóm Anthony như muốn tránh mặt ông Linh sao đó. Cực chẳng đã chộ mặt mới chào cho có lệ, rồi mỗi người bước mau vô nhà.
Điều quang trọng là phải bán cho được căn nhà này. Điều quang trọng của buổi chiều BBQ này phải thành công, 3 gia đình hàng xóm đồng thuận làm hàng rào mới.
Đúng 4 giờ chiều gia đình ông Bill gồm có hai vợ chồng ông Bill, gia đình Anthony có hai vợ chồng, một em gái và thằng nhỏ 2 tuổi. Gia đình ông, bà Linh chỉ có thăng Dự, còn Danh bận công việc không về. Ông Linh mời tất cả hàng xóm ngồi trong cái nhà lục giác bên bờ hồ. Ông, bà Linh dọn những món ăn khai vị mà ông, bà mua sẵn như chả giò,gỏi tôm thịt…trong lúc chờ BBQ như thịt bò Đại hàn, cánh gà, oster…Ông khui bia Heiniken và corona mời khách. Thằng Dự đứng nướng. Thằng Dự hôm nay mặc cái quần Jean Levei, một cái áo may ô trắng cụt tay tới nách. Ông Linh nhìn thấy thằng Dự đã ra dáng thanh niên. Thằng Dự đứng chăm chỉ nướng thịt, khi thì trở qua trở lại, khi thì bỏ thêm thịt vào, khi thì gắp thịt ra . Dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời tháng 7, mặc dầu đã 4 giờ chiều, và hơi nóng từ cái lò nướng bốc ra làm thằng Dự toát mồ hôi hột. Nó giữ im lặng từ đầu chí cuối bữa ăn trong cái ồn ào nhậu nhet của những người hàng xóm. Thỉnh thoảng thằng Dự ngước lên, cũng là lúc con Jeanet mang cái dĩa không đến chờ lấy thịt. Hai đứa không thèm nói với nhau một tiếng, không thèm nhìn nhau một giây. Hình như thằng Dự ghét con Jeanet và con Jeanet cũng ghét thằng Dự. Khác giống, khác nòi mà… Ông Linh lần này thấy con Jeanet đẹp thật! nhưng nó Mễ, đồ…đồ chỉ biết yêu sớm …đẻ nhiều, đồ chỉ biết nhậu. Và khi nghĩ đến nhậu, ông lại tiếp tục khui bia rót đầy ly cho Bill và Anthony. Còn bà Linh thì thỉnh thoảng lại thúc giục hai bà hàng xóm ăn dùm cho hết, thức ăn nhiều qúa.
Thế rồi ngày world cup đến trong ngày hôm nay. Hàng xóm thấy anh chàng Anthony dậy thật sớm, bắt thang treo lá cờ lạ hoắc mà không ai biết của nước nào. Lá cờ chia làm 3 phần bằng nhau theo chiều dài: đỏ, trắng, xanh lơ. Không cần hỏi Anthony, ông Linh dư biết đó là lá cờ Netherlands, quê hương của Anthony. Mới 9 giờ sáng mà Anthony đã đi gỏ cửa nhà ông Linh và ông Bill nhắc qua nhà Nó ăn BBQ, xem đá banh. Nó còn nhờ thằng Dự qua chơi, giúp nướng BBQ.Trong bửa ăn, thằng Dự cũng chỉ đứng nướng thịt ngoài nắng và con Jeanet đi ra lại đi vào như con thoi đưa để tiếp tế đồ ăn. Nhưng có một điều hơi khác lần trước là thằng Dự để thịt, oster cháy nhiều qúa. Và con Jeanet hình như có thoa một chút phấn hồng trên khuôn mặt, hay tại ánh nắng mặt trời buổi chiều nay, thường xuyên bám riết cái mặt của nó hay tại…
Trong khi đó trong phòng khách 3 người hàng xóm ngồi quay quần chung quanh một cái bàn tròn đầy bia, thịt. Họ vừa ăn, vừa để mắt theo dõi trận cầu mỗi lúc một sôi nổi, hào hứng. Người ta nghe ông Linh lớn tiếng, ồn ào nhiều nhất, bởi vì hôm nay ông ta uống có hơi nhiều. Ông Bill thì hình như chỉ thích có bóng bầu dục, nên không chú ý mấy vào màng hình, chỉ im lìm ngồi ăn. Còn Anthony thì như bị kích động mỗi khi đội tuyển Hòa Lan đá không thủng lưới đội Tây ban Nha suốt hai hiệp. Hai tay nó đưa lên cao như cổ vỏ cho gà nhà, rồi hai tay buông thỏng xuống thật nhanh, vì thất vọng Hòa Lan đá hụt. Bổng nhiên thằng Dự nghe tiếng cãi nhau của ông Linh và ông Anthony.
-Hòa Lan chơi xấu qúa! 8 thẻ vàng. Ê, thằng số 3 đạp vào ngực Tây ban Nha. Thẻ đỏ. Tiếng ông Linh vừa nhai thịt, vừa lớn tiếng chỉ trích. Hình như mỗi lúc ông Linh càng không kiểm soát được mình. Hòa Lan chơi xấu, chơi xấu…
-Đội Tây ban Nha cũng chơi xấu đâu kém! 5 thẻ vàng ,Anthony gân cổ đáp lại ông Linh.
-Hòa Lan sẽ thua. Đá thêm giờ mà chỉ còn 10 cầu thủ. Mồm ông Linh oan, oan tiên đoán. Mà Hòa Lan thua thiệt.
Bỗng nhiên Anthony thấy ghét ông Linh vô cùng. Không phải vì Hòa Lan mất dịp thắng world cup, mà vì những lời của ông Linh trong đó có sự tham dự của hơi bia rượu, như lấy kim châm chích vào cơ thể của anh hàng xóm.
Bà Linh bực mình về ông chồng qúa trời từ cái hôm ăn nhậu tại nhà hàng xóm. Cứ tưởng đi ăn để nói ất giáp rõ ràng về làm hàng rào mới, hóa ra ông Linh đã làm hỏng tất cả. Anh hàng xóm Anthony như muốn tránh mặt ông Linh sao đó. Cực chẳng đã chộ mặt mới chào cho có lệ, rồi mỗi người bước mau vô nhà.
XXX
Chuyện mua nhà, dời nhà của bà Linh như bất khả thi, bởi vì thằng Danh cũng muốn mua nhà cho nó để lấy vợ nên nó không thể “cô sai”, và ông, bà không thể “qua-li-phai” cho cái “loan”. Ba người hàng xóm phía sau đang chờ ông Linh định ngày khởi công làm hàng rào, nhưng chờ hoài chả thấy. Mấy thằng nhóc con của ông Bill cũng không thấy qua lấy trực thăng. Và mấy miếng váng hàng rào cũng không còn gỡ ra như trước. Có lẽ chúng bắc đầu lớn, hay được ông Bill dạy dỗ “đừng làm phiền hàng xóm”từ cái ngày ăn BBQ. Trái lại ông Linh dạo này thường thấy những miếng ván tấm hàng rào bên phía Anthony hay rớt ra và ông phải vác búa đóng lại. Ông cũng chả thắc mắc tại sao chúng rớt ra. Rớt ra thì ông đóng lại, đóng lại rồi rớt ra, nhưng rồi không phải một, hai miếng mà cả một section ngã xuống. Ông Linh đem chuyện hàng rào bên phía Anthony ngã đổ nói với bà Linh, tưởng rằng bà sẽ nỗi giận, nhưng bà lại làm thinh. Có lẽ bà chán chuyện hàng xóm rồi chăng?
Thật ra có nhiều điều đang lướt nhanh qua đầu bà. Có một lần bà thấy thằng Dự nói chuyện với con Jeanet, đứa đứng bên này, đứa bên kia hàng rào, bà thấy hai cái đầu đen ngang tầm với hàng rào,di chuyển tới, lui. Ban đầu bà có vẻ khó chịu, vì cho rằng thằng Dự như thế, như thế sẽ bỏ học. Bà thấy bà khác những bà bạn của bà, sẽ có những đứa cháu lai Mễ khỏe mạnh, mắt to, mũi nhọn…Bà Linh nói với chồng:
-Có sao đâu. Đâu cần gì hàng rào nữa. Và bà đem chuyện thằng Dự ra nói với ông Linh.
Thật ra có nhiều điều đang lướt nhanh qua đầu bà. Có một lần bà thấy thằng Dự nói chuyện với con Jeanet, đứa đứng bên này, đứa bên kia hàng rào, bà thấy hai cái đầu đen ngang tầm với hàng rào,di chuyển tới, lui. Ban đầu bà có vẻ khó chịu, vì cho rằng thằng Dự như thế, như thế sẽ bỏ học. Bà thấy bà khác những bà bạn của bà, sẽ có những đứa cháu lai Mễ khỏe mạnh, mắt to, mũi nhọn…Bà Linh nói với chồng:
-Có sao đâu. Đâu cần gì hàng rào nữa. Và bà đem chuyện thằng Dự ra nói với ông Linh.
XXX
Ba năm sau ông Linh sơn lại bên trong và bên ngoài cái nhà. Ông còn làm lại cái mái nhà nữa. Anthony và Bill củng bắc chước làm theo. Ba cái nhà hàng xóm trông có vẻ mới hoàn toàn. Con đường trước nhà được thành phố tráng nhựa lại nên cả khu xóm nhà ông Linh trông đẹp ra! Và dĩ nhiên chuyện hàng rào của nhà ông Linh và những người hàng xóm được làm mới một cách dễ dàng, vì họ là những người hàng xóm thân thiện nhất ở cái thành phố này. Cái hàng rào mới của họ cũng khác xa những hàng rào khác: Có cái cổng để hai gia đình đi qua lại, vì họ vừa là hàng xóm vừa là sui gia.
TRƯỜNG AN