Saturday, October 6, 2018

Thi Văn Tao Đàn do thi sĩ Đinh Hùng thực hiện - Giới thiệu 5 thi phẩm

Tao Đàn - ngâm thơ và ca nhạc

https://youtu.be/ElzJGQwYGZk

Chương Trình Tao Đàn - Tiếng Nói Thi Văn Miền Tự Do -
 Giới Thiệu 5 Thi Phẩm

(Source: vanchus - Published on Dec 28, 2016)

Chương trình phát thanh Thi Văn Tao Đàn do thi sĩ Đinh Hùng thực hiện bắt đầu từ năm 1955 và phát thanh cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đây là một trong những chương trình được yêu thích trên toàn miền nam lúc bấy giờ và vượt tuyến sang cả bên kia bờ Bến Hải. Chương trình phát vào mỗi tối thứ Bảy lúc 21 giờ 15 đến 22 giờ. Clip này sẽ giới thiệu 5 thi phẩm nổi tiếng được trình bày qua các giọng ngâm của Giáng Hương, Hồ Điệp, Hoàng Oanh, Bích Sơn, và Hoàng Thư.
1.Tống Biệt - Tản Đà do Hồ Điệp ngâm
2.Bài Ca NGư Phủ - Vũ Hoàng Chương do Hoàng Thư ngâm
3.Hai Sắc Hoa Tigon - TTKH do Giáng Hương ngâm
4.Hoa Trắng Thôi Cài Lên Áo Tím - Kiên Giang do Bích Sơn và Hoàng Thư ngâm
5.Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp do Hoàng Oanh và Hồ Điệp ngâm.
Một chương trình khác của ban Tao Đàn https://www.youtube.com/edit?video_id...
Một số tư liệu về Chưong Trình Thi Văn Tao Đàn. http://www.banvannghe.com/D_1-2_2-57_... http://cothommagazine.com/index.php?o...

“Tao Đàn” - Tiếng Nói Thi Văn Miền Tự Do.
Những ngày nghỉ lễ, cuộc sống thật thong thả. Quên được cái tất bật cuả miếng cơm, manh áo nhiều người hay đắm hồn vào kỷ niệm. Hình ảnh của ngày hôm qua sao mà đẹp quá. 
Rồi trên bước hành trình trong miền ký ức đó, nếu chịu đi xa một chút, có khi sẽ được gặp những âm thanh quen thuộc của chương trình Thi Văn Tao Đàn. 
Phải đi thật xa mới có cơ may gặp được chương trình này vì “Thi Văn Tao Đàn” được thành lập vào năm 1955 và kéo dài cho đến ngày chung cuộc 30 tháng 4 năm 1975. 
Đây là một trong những chương trình được yêu thích trên toàn miền nam lúc bấy giờ và đã vượt tuyến để đến với những tâm hồn yêu thi ca bên kia bờ Bến Hải. 
“Thi văn Tao Đàn” do thi sĩ Đinh Hùng đồng sáng lập với nghệ sĩ Tô Kiều Ngân. 
Phần diễn đọc do thi sĩ Đinh Hùng cùng Thanh Nam, Thái Thủy, Huy Quang và Vũ Đức Vinh thực hiện.
Phần giới thiệu chương trình do nghệ sĩ Huy Hùng đảm trách. Đây là một chương trình dài khoảng 45 phút giới thiệu những sinh hoạt của nền thi ca Việt Nam và được phát thanh vào mỗi tối thứ Bảy từ lúc 21 giờ 15 cho tới 22 giờ trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn. 
Phần đệm nhạc gồm các nghệ sĩ Tô Kiều Ngân và Nguyễn Đình Nghĩa phụ trách phần sáo; nhạc sĩ Ngọc Bích và Phạm Đình Chương đảm trách phần dương cầm; và nghệ sĩ Bửu Lộc chịu trách nhiệm phần đàn tranh. 
Nhưng giữ chân giới thưởng ngoạn phải kể đến các giọng ngâm nữ của Giáng Hương, Đàm Mộng Hoàn, Hồ Điệp và Hoàng Oanh và giọng nam của Quách Đàm, Hoàng Thư. Những giọng ngâm không cộng tác thường xuyên còn phải nhắc đến Thái Hằng, Nguyễn Nam ...
Chương trình Thi Văn Tao Đàn có thể được coi là một trong những đóng góp to lớn và đầu tiên của lớp người di cư từ miền Bắc vào Nam năm 1954 sau khi hiệp định Geneve được ký kết chia đôi đất nước Việt Nam. Nhiều người trong số họ là những trí thức hay văn nghệ sĩ đã thành danh từ đất Bắc kịp theo đoàn di cư vào miền nam tự do. Ở Sài Gòn, họ hợp tác với những nghệ sĩ tại địa phương và cho ra đời một chương trình ngâm thơ phục vụ người dân suốt một thời gian dài và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người mộ điệu cho đến ngày hôm nay. Nhiều người cho rằng sự ra đời của chương trình phát thanh “Thi Văn Tao Đàn” là một cách để bày tỏ thái độ ủng hộ những văn nghệ sĩ ngoài Bắc theo quan niệm tự do sáng tác đang bị cầm tù vì có liên quan đến vụ Nhân Văn – Giai Phẩm. Nhưng đôi với đại đa số công chúng, “Tao Đàn” là một phương tiện giao duyên giữa những người đồng điệu. Người ta tìm đến rồi trở lại chương trình phát thanh này đâu tiên vì họ yêu thi ca. Ngâm thơ lại là một sinh hoạt văn hóa độc đáo chỉ có trong ngôn ngữ Việt. Nó là hơi thở, là dòng máu chảy trong huyết quản của con dân Việt.
 Chương trình Thi Văn Tao Đàn và những chương trình ngâm thơ sau đó tại miền nam đã góp phần tạo môt gạch nối quan trọng giữa sinh hoạt văn hóa của người Bắc với công chúng ở mọi miền của đất nước. Địa phương nào trên đất nước Việt, cho dù là miền bắc, miền trung hay miền nam cũng đều có những làn điệu ngâm thơ riêng. Tuy nhiên, tổ chức lại thành môt chương trình phát thanh và biết sử dụng nhiều kỹ thuật ngâm thơ khác nhau để diễn tả nội dung một bài thơ như là một tác phẩm trình diễn thì có lẽ “Thi Văn Tao Đàn” là chương trình tiên phong. Mỗi một bài thơ được diễn ngâm từ đó trở thành một hoạt cảnh với đầy đủ cảm xúc và trình tự. 
Từ những ngày đầu thành lập, công chúng yêu thi ca đã bị chinh phục bởi giọng ngâm của nghệ sĩ Giáng Hương qua bài thơ tiền chiến “Hai Sắc Hoa Tigon” của nữ sĩ TTKH. Chỉ ít lâu sau thì tên tuổi của nghệ sĩ Hồ Điệp trở thành gương mặt không thể thiếu của chương trình. Nghệ sĩ Hồ Điệp có cách ngâm thơ rất riêng và rất sáng tạo. Cô là người tiên phong trong việc áp dụng nhiều kỹ thuật ngâm khác nhau trong một bài thơ để lột tả hết tâm trạng của bài thơ và truyền đạt cả xúc đến người nghe. 
Nhiều người vẫn còn nhắc mãi đến một Quách Đàm trầm hùng trong “Hồ Trường” của thi sĩ Nguyễn Bá Trác hay đầy tự sự của Hoàng Thư trong “Bài Ca Ngư Phủ” của Vũ Hoàng Chương. Sự xuất hiện của nghệ sĩ Hoàng Oanh trong chương trình “Thi Văn Tao Đàn” là một minh chứng cho sự giao thoa giữa những tâm hồn yêu thi ca trên khắp mọi miền của đất nước.

Đối với những thành viên kỳ cựu của “Thi Văn Tao Đàn”, nghệ sĩ Hoàng Oanh thuộc thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở miền Nam. Cô người gốc Mỹ Tho nhưng lại ngâm được giọng Bắc một cách sành điệu. Người yêu ngâm thơ ngày nay may mắn còn tìm được bản ghi âm của bài thơ “Chùa Hương” do thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp sáng tác qua hai giọng ngâm của Hoàng Oanh và Hồ Điệp để thấy được sự tiếp nối giữa những những tâm hồn đồng điệu thuộc nhiều thế hệ khác nhau.
Nhiều người tự hỏi, nếu không có biến cố 30 tháng 4 năm 1975 thì “Thi Văn Tao Đàn” sẽ ra sao. Thật khó để biết chắc chắn nhưng có lẽ nó cũng sẽ không tránh khỏi quy luật “Thịnh-Suy” của tạo hóa. 
Người yêu thơ vẫn còn nhưng liệu các tao nhân có còn tìm đến nhau ngân nga những vần thơ vừa sáng tác của mình trong một xã hội mà nhịp sống ngày càng nhanh hơn theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật? 
Dù sao, chương trình phát thanh “Tao Đàn” cũng đã góp phần làm phong phú và đa dạng sinh hoạt văn học nghệ thuật của xã hội miền nam trước năm 1975. 
“Thi Văn Tao Đàn” mãi mãi là một điểm sáng gợi nhớ về một thời Sài Gòn xưa cũ 
– Những ngày vàng son! 
Vanchus ngày 1 tháng 1 năm 2017
*

TIẾNG SÁO TAO ĐÀN ĐÃ TẮT

https://sites.google.com/site/cauchuyenvanhocnghethuat/vhnt-14

(Collected from Internet - doanthanhthuyqn@gmail.com) - Home