SƯ TỬ TUYẾT BỜM XANH
*
Trong thế kỷ thứ mười, Naropa (17) là khoa trưởng tại đại học Na-lan-đà ở Bihar Ấn Độ. Một ngày nọ, Naropa nhận ra rằng phải vượt qua giới hạn của tư tưởng, nếu thật sự muốn thực hiện lời dạy của giáo pháp. Dù kiến thức của Naropa rất được khâm phục tại Bihar, nhưng ông đã từ bỏ ảo giác của kiến thức đơn thuần, Naropa lên đường đi kiếm một vị đạo sư.
Tại Bengal ông gặp Tilopa (18) đang ngồi trên bờ một dòng sông. Tilopa là một tu sĩ sống hoang dã, ăn thức ăn dư thừa và các thứ cá sống mà ông có tài bắt tay không. Naropa nằm xá dài để biểu lộ lòng hâm mộ đối với Tilopa. Sau đó ông từ từ đến gần, xin Tilopa vài lời khai thị.
“Ngươi kiếm cái gì?”, Tilopa hỏi, đưa cặp mắt đầy gân máu nhìn chằm chằm.
“Tôi tìm kiếm sự tự tại và giác ngộ hoàn toàn”, nhà hiền triết đáp.
“Cái gì trói buộc ngươi, ngươi muốn thoát khỏi cái gì?”, Tilopa lầm bầm hỏi.
Nguồn Hình : >> VIETBUDDHISM.COM (trang 48)“Muốn thoát tất cả, bạch ngài”.
“Cái trói buộc ngươi không phải là cảnh vật ngoại giới, Naropa. Chính sự bám víu của ngươi buộc chặt ngươi. Hãy bỏ tất cả và trở thành tự do”.
Nghe xong, Naropa bỗng thức tỉnh và đại ngộ. Vui mừng trước kết quả lời mình, Tilopa đọc bài kệ:
“Chỗ nào có trói buộc níu kéo Chỗ đó còn khổ đau. Chỗ nào còn yêu ghét, Chỗ đó còn giới hạn. Chỗ nào còn dự định và tư tưởng, Chỗ đó tính nhị nguyên lên ngôi, Vì mọi phân biệt chỉ sinh vô minh Tất cả tư tưởng, kế hoạch và tìm cầu hiểu biết, Đều chỉ là những trò chơi giả tạo. Mọi tham cầu hay từ khước, Chỉ làm ngươi trở thành nô lệ của chính ngươi. Cái sáng rực vĩnh viễn không bị ô nhiễm, Chính là tâm thức uyên nguyên, Tâm thức đó sinh ra tư tưởng, Rồi thu nhận nó vào lại, xem như không có gì xảy ra cả. Vì vậy, tốt nhất hãy yên nghỉ trên điều không hề biến hoại.Nơi bất sinh bất diệt và hoàn toàn diệu dụng”.Nguồn Hình : >> VIETBUDDHISM.COM (trang 50)Naropa còn phải trải qua mười hai lần thử thách và thuần thục một số phép tu rồi một buổi sáng nọ, Tilopa thình lình nhảy lén từ sau lưng lại, lấy giày đánh vào mặt Naropa. Cơ sửng sốt bất ngờ này đánh thức Naropa vốn đang mệt mỏi, bỗng nhiên hốt ngộ chân như tuyệt đối và tiếp nhận phép Đại Ấn quyết Mahamudra (47), là phép ấn quyết đưa hành giả trở vế với tự tính. Với phép này, Naropa đã trở thành truyền nhân của Tilopa và về sau được may mắn có một truyền nhân xứng đáng là Marpa (2), nhà dịch thuật, rồi vị này lại truyền cho con người hoan lạc Milarepa (1).
Dòng truyền nhân liên tục từ đời này qua đời khác đến ngày nay vẫn còn. Dù chúng ta không biết đến họ, phải biết đó là một sự may mắn cho hậu thế.
- Tác giả : Surya Das
- Dịch giả : Nguyễn Tường Bách
PHỤ CHÚ:
(1) Milarepa: Tên Tây Tạng có nghĩa “Mila người mặc áo vải khổ
hạnh” (1052-1135). Một trong những thánh nhân nổi tiếng nhất
của Tây Tạng. Ông là học trò của Marpa và bị thầy thử thách khắc
nghiệt, cuối cùng ông được truyền giáo pháp Đại thủ
ấn (Mahamudra) và Naro Chodrug. Ông sáng lập tông
phái Kargyupa. Ngày nay Phật giáo Tây Tạng vẫn còn nhắc nhở
về cuộc đời và các bài ca của ông. Milarepa sinh tại Tây Tạng,
gần biên giới Nepal. Lúc ông lên bảy, cha mất, gia sản bị chiếm
đoạt, gia đình ông bị đối xử tệ bạc. Nhằm trả thù, ông học
phép tà và trong một lần dùng phép, ông giết hại nhiều người. Ăn
năn, ông tìm gặp đạo sư của tông Nyingmapa là Rongton, nhưng vị này
khuyên ông nên gặp Marpa. Ông trở thành đệ tử của Marpa năm 38
tuổi, nhưng suốt sáu năm ông chỉ được xem là kẻ hầu, và Marpa thử
thách khắc nghiệt khiến ông kiệt sức và gần muốn tự sát.
Nhờ vậy ác nghiệp được trả xong. Marpa bắt đầu cho ông học pháp
bằng cách sống viễn ly cô tịch, truyền giáo pháp
Naropa và đặc biệt dạy phép nội nhiệt. Chỉ khoác một chiếc áo
mỏng manh, Milarepa sống nhiều năm trong cái lạnh của Himalaya, chỉ chuyên
tâm thiền định trong hang động. Sau chín năm độc ẩn, ông bắt đầu nhận
học trò, trong đó có y sĩ Gampopa là người quan trọng nhất. Ông mang giáo
pháp cho đời bằng các bài ca bất hủ.
(2) Marpa
(1012-1097): Đạo sư nổi tiếng của Nam Tây Tạng. Ông
đi Ấn Độ và mang về giáo pháp Đại thủ ấn, Naro Chodrug.
Marpa là thầy của Milarepa và đóng vai trò quan trọng nhất
trong tông phái Kargyupa. Ông là người tu hành nhưng
vẫn tham gia công việc thế tục một cách hài hòa. Thời
trẻ, Marpa học tiếng Sanskrit, sau đó ông đổi toàn bộ sản nghiệp lấy
vàng để du hành truân chuyên sang Ấn Độ. Tại đó, ông gặp Naropa,
là người giáo hóa ông suốt 16 năm. Trở về Tây Tạng,
ông phiên dịch kinh sách, sống cuộc đời nông dân, lập
gia đình với Dagmema và có nhiều con. Sau đó trên đường tìm đạo, ông lại
đi Ấn Độ một lần nữa. Về lại Tây Tạng, ông nhận Milarepa
làm học trò. Sau khi đã thử thách khắc nghiệt ông mới chịu
truyền bí pháp cho Milarepa. Khi tuổi đã cao, ông di Ấn
Độ lần thứ ba vì một bí pháp khác. Tại đó ông gặp Atisha và gặp
Naropa lần cuồi. Marpa thực hiện phép yoga giấc
mộng và tiên tri việc thành lập tông Kargyupa.
(17) Naropa (1016-1100): Một vị đại sư Ấn Độ theo truyền thống tantra của 84 vị Đại toàn năng. Người truyền Mật giáo cho ngài là Tilopa, một trong những Đại toàn năng danh tiếng nhất. Naropa truyền bá Đại thủ ấn nên phép tu này được gọi là “Sáu yoga của Naropa” (Naro Chodrug), được Marpa truyền qua Tây Tạng và ngày nay vẫn là giáo pháp quan trọng của Kagyupa. Naropa từng nhận trách nhiệm quan trọng tại Nalanda.
(18) Tilopa (988-1069):
Một trong những vị Đại toàn năng và người đầu tiên truyền Đại
thủ ấn. Ông là người thống nhất các phép tu tantra của Ấn Độ và
truyền cho học trò Naropa. Tilopa có nghĩa là người làm dầu mè vì ông từng làm
dầu mè kiếm sống.
(47) Đại Ấn Quyết (Maha
mudra): Một trong những giáo pháp cao nhất của Kim cương thừa,
được truyền dạy trong tông phái Kargyupa. Trong tiếng Tây Tạng,
Đại ấn quyết được hiểu là “tâm ấn về chứng ngộ Không” (sunyata),
về giải thoát khỏi luân hồi (samsara), và hiểu
rằng hai mặt đó không hề rời nhau. Giáo pháp này xem
Phật Phổ Hiền (Samantabhadra) hiện thân của pháp
giới (Dharmkaya), là người đã truyền Đại ấn quyết cho vị đại
toàn năng Tilopa, rồi tiếp tục truyền cho Naropa, Marpa, và
Milarepa qua Tây Tạng. Phép tu của Đại ấn quyết bắt đầu bằng tu chỉ
(Samatha) và dựa vào đó mà biến mọi kinh
nghiệm thành liễu ngộ Không. Có người xem Đại ấn quyết như
“thiền” Tây Tạng. Ngoài phép tu thông thường, có phép tu đặc
biệt là Naro Chodrug.
Om Mani Padme Hum >> https://youtu.be/R-ZO7bsA2pA
MP3 >> Om Mani Padme Hum
*