Biển
Qui Nhơn buổi trưa "tết Đoan Ngọ" ngày 12.6.2013 (5.5.2013âm lịch)
Video
cua NGYEN VAN PHUC - Qui Nhon
TẾT
ĐOAN NGỌ...... (trích từ wikipedia)
Chuẩn
Bị:
Trước
ngày Tết, người ta mua rất nhiều trái cây để cúng và ăn. Hầu hết mọi gia đình
cũng mua hoặc làm rươu nếp, bánh tro.
Các
hoạt động chính vào Tết Đoan Ngọ:
Tết
Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn tết ở nhà với gia đình. Buổi sáng sớm ngày
Tết Đoan Ngọ người ta ăn bánh tro, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh
tật trong người. Thường lệ người ta ăn rượu nếp tức thì sâu khi họ ngủ dậy.
Người
ta cúng lễ cho một tiết mới, mừng sự trong sáng và quang đãng.
Nhiều
người tắm nước lá mùi để phòng bệnh và tẩy trừ "sâu bọ". Nhiều địa
phương ở ven biển đúng giờ ngọ họ đi tắm biển. Tại vì ngày này, theo quan niệm
dân gian khí dương mạnh nhất trong năm, người ta cúng lễ để cầu an. Cũng theo
quan niệm đó, các lọai cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh tốt
nhất nên các thày thuốc thường lên núi hái thuốc.
Vào
dịp Tết Đoan Ngọ, ai bị cảm cúm nên dùng 5 loại lá: bạch đàn, xương rồng, ngũ
trảo, dâu tằm ăn, và sả nấu nước xông để bớt bệnh. Người ta cũng tìm mua cành
xương rồng bỏ trong nhà để đuổi tà ma.
Nét
ẩm thực đặc biệt:
Bánh
tro đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và
Miền Nam Việt Nam.
Bánh tro có nhiều tên khác nhau như banh ú, bánh gio và bánh âm và có vài biến
thể khác nhau theo điệu phương. Người ta làm bánh bằng gạo đã ngâm từ nước tro
được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Bánh tro dễ ăn,
dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.
Ở
miền Bắc, ngày này các gia đình thường làm các món từ vịt, đặc biệt là tiết
canh vịt (nhưng những năm gần đây, sau khi có dịch cúm gia cầm thì người ta hạn
chế ăn.) Nhưng dường như các chợ ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ những ngày trước và
trong Tết Đoan Ngọ thường rất rộn rã việc mua bán vịt sống.
Rượu
nếp hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong tết Đoan Ngọ.
Uống rượu hoặc ăn rượu nếp giết sâu bọ.